NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

Lâu nay, việc làm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đã khiến không ít người dân than phiền vì thời gian quá lâu và nhiều thủ tục. Kể từ 01/07/2025, Nghị định 151/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực. Theo đó, thời gian giải quyết các thủ tục đăng ký đất đai, cấp sổ đỏ sẽ được rút ngắn đáng kể, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho người dân. Theo đó, chủ tịch UBND cấp xã sẽ được cấp sổ đỏ lần đầu cho người dân. Đồng thời, cấp xã được cấp sổ đỏ theo phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được phê duyệt. Nhiệm vụ này hiện do cấp tỉnh và huyện đảm nhiệm. Các trường hợp cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh sẽ giao về xã, phường, đặc khu gồm: cấp sổ đỏ cho tổ chức trong nước như cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đơn vị vũ trang, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng giao UBND cấp xã được xác định lại diện tích đất ở và cấp sổ đỏ trong trường hợp thửa đất có vườn, ao, đất thổ cư được cấp sổ đỏ trước ngày 01/07/2004. Nghị định cũng quy định, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp sổ đỏ. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 17 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận lần đầu là không quá 3 ngày làm việc. Với các trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp hoặc cấp đổi sổ đỏ thời gian thực hiện dao động từ 1-20 ngày làm việc, tùy trường hợp cụ thể. Trong đó, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, không quá 8 ngày làm việc. Thay đổi thông tin người sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, không quá 4 ngày làm việc. Đính chính sổ đỏ đã cấp là không quá 8 ngày làm việc. Chuyển mục đích sử dụng đất, không quá 7 ngày làm việc. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về công chứng ngày một tăng cao, đi đôi với nhu cầu về công chứng các hợp đồng, giao dịch dân sự phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, từ đó cũng kéo theo nhu cầu về đội ngũ Công chứng viên. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp thông tin chi tiết về tiêu chuẩn bổ nhiệm Công chứng viên. 1. Công chứng viên là gì? Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Công chứng viên là người có năng lực, cung cấp các dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện để nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên trong tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên? Điều 10 Luật Công chứng 2024 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên như sau: Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên: 1. Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi; 2. Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng; 3. Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật; 4. Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật; 5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng; 6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Như vậy, từ ngày 1/7/2025 người có bằng cử nhân luật và đủ các tiêu chuẩn sau thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên: - Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi - Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng - Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ bắt buộc khi công dân đến sinh sống tại nơi ở mới ngoài địa bàn xã nơi đăng ký thường trú. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít trường hợp người thuê trọ và cả chủ nhà chưa thực hiện đúng quy định này. Vậy nếu không đăng ký tạm trú, ai là người bị xử phạt? Mức phạt cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định pháp luật hiện hành. 1. Không đăng ký tạm trú thì chủ trọ hay người thuê bị phạt? Mức phạt cao nhất khi không đăng ký tạm trú là bao nhiêu? Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú 2020 Theo đó, người thuê trọ là người có trách nhiệm đăng ký tạm trú. Tuy nhiên chủ nhà vẫn có thể đăng ký tạm trú cho người thuê. Theo Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định pháp luật không nêu rõ người thuê trọ hay người chủ trọ sẽ bị phạt khi không đăng ký tạm trú. Do đó, cả người chủ trọ và người thuê trọ đều có thể là người bị phạt nếu không đăng ký tạm trú. Mức phạt đối với trường hợp không đăng ký tạm trú là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất nếu không đăng ký tạm trú đối với cá nhân là 1.000.000 đồng. Lưu ý: Mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nếu rên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 2. Thủ tục đăng ký tạm trú bao gồm những bước nào? Căn cứ theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú như sau: (1) Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. (2) Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. (3) Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại (1) và (2). Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Những loại giấy tờ, tài liệu nào chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú? Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau: - Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì văn bản đó không phải công chứng hoặc chứng thực; - Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình, không có tranh chấp về quyền sử dụng và đang sinh sống ổn định, lâu dài tại chỗ ở đó nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a khoản này. Nội dung văn bản cam kết bao gồm: Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân; nơi cư trú; thông tin về chỗ ở đề nghị đăng ký tạm trú và cam kết của công dân; - Giấy tờ, tài liệu của chủ sở hữu cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở khác có chức năng lưu trú cho phép cá nhân được đăng ký tạm trú tại cơ sở đó; - Giấy tờ của cơ quan, tổ chức quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cho phép người lao động được đăng ký tạm trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, công trường xây dựng, ký túc xá, làng nghề, cơ sở, tổ chức sản xuất kinh doanh cho phép người lao động được đăng ký tạm trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
 
hotline 0927625666