PHÁP LUẬT HÔM NAY

Với cách chơi đơn giản, dễ trúng thưởng, tài xỉu online hiện đang là trò chơi thịnh hành ở Việt Nam, thu hút đông đảo người chơi, nhất là giới trẻ. Vậy, chơi tài xỉu online có bị coi là đánh bạc qua mạng không? Có bị bắt không?  1. Tài xỉu là gì? Chơi tài xỉu trên mạng có phải là đánh bạc?  Ở Việt Nam, tài xỉu online được biết đến với nhiều dạng cá cược khác nhau như trong game, trong bóng đá,… Theo đó, tài xỉu là một kiểu cá cược mà ở đó nhà cái đưa ra một con số dự đoán cho một trận đấu, sau đó người chơi sẽ đặt cược con số thực tế trong trận đấu sẽ cao hơn hay thấp hơn con số đó. Trường hợp đặt trúng cửa, người đặt cược sẽ chiến thắng, còn ngược lại thì bị coi là thua cuộc. Ngoài ra, tài xỉu còn được chơi theo hình thức sử dụng 03 viên xúc xắc có 06 mặt với các điểm theo thứ tự từ 01 đến 06. Người chơi sẽ tham gia với hình thức cược tổng số điểm hiển thị của 03 mặt xúc xắc. Trong đó: - Tổng điểm các xúc xắc là 4 - 10: Cửa Xỉu thắng. - Tổng điểm của 03 mặt xúc xắc là 11 - 17: Cửa Tài thắng… Nhìn chung, tài xỉu ở Việt Nam có nhiều biến thể khác nhau, tuy nhiên dù là chơi dưới hình thức nào thì tài xỉu vẫn mang bản chất là một trò chơi thắng - thua từ việc đặt cược. Trong khi đó, đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi thắng, thua kèm theo sự được, mất các lợi ích vật chất như: Tiền, hiện vật,... một cách bất hợp pháp. Tại Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 có hướng dẫn như sau "Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc). Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự."  Hiện nay, pháp luật không cấm tổ chức và chơi các game bài, cá cược nhưng nghiêm cấm hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Do đó, trường hợp chơi tài xỉu mà được, mất bằng tiền thật hoặc hiện vật có giá trị online thì có thể bị coi là sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc trái phép. 2. Chơi tài xỉu online bị phạt như thế nào? Liệu có đến mức phải đi tù không?  Tùy vào số tiền và giá trị hiện vật dùng để chơi tài xỉu, người chơi có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính hành vi đánh bạc trái phép như sau: "Hành vi đánh bạc trái phép 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng; c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép; d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép; đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: a) Làm chủ lô, đề; b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này; c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này." Theo quy định như trên, người có hành vi chơi tài xỉu online nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được. Tại Điều 321 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 có quy định về tội đánh bạc như sau: "Tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Như vậy, theo quy định như trên, người có hành vi chơi tài xỉu online trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi liên quan hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc nhưng tái phạm thì có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi chơi tài xỉu online sẽ bị xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Ngày 8-5, Công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cho biết vừa bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ ném bom xăng, đập phá xe tải của một người dân trên địa bàn.      Cụ thể, Công an huyện Trảng Bom đang tạm giữ hình sự các đối tượng gồm: Phan Thế Anh (SN 2005, ngụ tỉnh Nghệ An), Lê Trương Đức Anh (SN 2008, ngụ TP Biên Hòa), Nguyễn Thiên Phú (SN 2009), Trần Phạm Duy Sang (SN 2006), Hán Văn Vinh (SN 2006) và Phan Đinh Việt (SN 2009, cùng ngụ tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) để điều tra về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.       Hành vi của nhóm đối tượng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.     Theo điều tra bước đầu, Thế Anh có mâu thuẫn với Lê Nguyễn Hoàng Long (SN 2008, ngụ xã Hố Nai 3). Để dằn mặt Long, rạng sáng 7-5, Thế Anh đã rủ các đối tượng trên mang theo 4 chai bom xăng và 1 dao phay cùng đi đến nhà của Long để giải quyết mâu thuẫn.     Khi đến nơi, nhóm trên đã dùng bom xăng ném vào chiếc ôtô tải và đập phá trước nhà Long thuộc xã Hố Nai 3, giáp ranh xã Bắc Sơn. Tuy nhiên, ôtô trên là của gia đình anh Trần Quốc Khánh (SN 1977), không phải của gia đình Long.     Nghe tiếng động, anh Khánh mở cửa nhà ra xem thì các đối tượng bỏ chạy khỏi hiện trường. Vào cuộc điều tra, Công an huyện Trảng Bom đã bắt giữ các đối tượng gây án sau 32 giờ.     Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định. Hồi chuông cảnh báo cho xã hội về tình trạng 10X đua đòi “lấy số”     Tiếp xúc với những đối tượng tội phạm mà tuổi còn đang vị thành niên, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận rất rõ là sự bồng bột, thiếu hiểu biết pháp luật của chúng. Một số đối tượng khác thì có nhận thức về cuộc sống rất sai lầm, hiểu sai về đạo lý, khi chúng cho rằng, một khi đã nhận nhau là "anh em xã hội" thì sống chết có nhau, một đứa mâu thuẫn với kẻ nào đó thì kẻ thù của một đứa sẽ là kẻ thù chung của cả nhóm.     Một đối tượng vừa tròn 17 tuổi mà chúng tôi gặp mới đây bị bắt về hành vi cố ý gây thương tích, đã tâm sự: "Lúc gặp nạn nhân, cháu muốn dừng lại lắm, muốn khuyên các em không xông lên nữa, vì không chắc đó có phải là kẻ đã có mâu thuẫn với em cháu không, nhưng cháu lại không thể vì nếu thế thì những đứa em nó lại coi thường mình. Bởi thế, cháu buộc phải hành động, dù nạn nhân không mâu thuẫn gì với cá nhân cháu, dù biết có thể sai người nhưng chém nhầm còn hơn bỏ sót".     Vậy là, với cái "lý" rất nguy hiểm, suy nghĩ sai lầm về quan điểm sống, đặc biệt hiểu sai về "đạo lý giang hồ", một bộ phận giới trẻ đang bị cuốn vào vòng xoáy tội lỗi mà chúng cứ nghĩ phải như thế mới là "anh em", phải vác dao đi chém đối thủ mới là bảo vệ "anh em".     Những suy nghĩ sai lầm này rất nguy hiểm đang len lỏi khắp các diễn dàn kín và mở, được khuyến khích bởi đội ngũ "giang hồ mạng" ngày ngày sản xuất clip tung hô cuộc sống giang hồ và các nhân vật giang hồ tù tội, vô hình trung đã trở thành "lí tưởng" và dẫn dắt một bộ phận giới trẻ đang muốn khẳng định mình bằng các cuộc chiến dao kiếm, "lấy số" bằng máu.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc Bắt nhóm ném bom xăng, đập phá xe tải ở Đồng Nai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ để được giải đáp các thắc mắc. (Nguồn: Nguyễn Tuấn/ Hiền Trâm)
4 Nữ Tiếp Viên Mang Ma Túy Có Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Hay Không ? - Chiều ngày 17/03, Phó Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Hiệp công bố vụ 4 nữ tiếp viên của Vietnam Airlines mang tổng cộng 11,48 kg ma túy tổng hợp đựng trong các tuýp đánh răng từ Pháp về Việt Nam vào chiều ngày 16/03. Với số lượng lớn ma túy như vậy, liệu 4 nữ tiếp viên có phải chịu hình sự liên quan đến hành vi vận chuyển này hay không. Công ty luật VietLawyer sẽ phân tích cho người đọc về trách nhiệm của 4 nữ tiếp viên trong các tình huống khác nhau.  1. Diễn biến vụ việc Theo thông tin từ Báo Điện tử Chính Phủ, sáng ngày 16/03, trên chuyến bay số hiệu VN10 của Hãng hàng không Vietnam Airlines từ Pháp về Việt Nam, khi thực hiện tiến hành soi chiếu, Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu đã phát hiện nghi vấn hành lý của 4 đối tượng.  Kết quả kiểm tra có tổng cộng là 8.400 gam viên nén màu xám và 3.080 gam chất bột màu trắng (theo cân điện tử tại Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu). Tiến hành lấy mẫu thử có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Tổng khối lượng nghi là thuốc lắc và ma túy tổng hợp nêu trên có khối lượng 11,3 kg được đựng kín trong các tuýp kem đánh răng. Theo báo Dân trí, lời khai ban đầu của 4 đối tượng nữ tiếp viên hàng không khai rằng không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy. Họ được thuê vận chuyển từ một người lạ mặt, tiền công vận chuyển số kem đánh là 10.000.000 đồng.  2. Các tình huống đối với vụ việc và trách nhiệm pháp lý xảy ra Trong vụ việc nêu trên, các sự kiện vẫn còn mơ hồ và cần phải đặt giả định.  Thứ nhất, trong lời khai của 4 nữ tiếp viên, họ không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy. Cần xác minh và làm rõ ý chí chủ quan của 4 nữ tiếp viên có thực sự không biết trong tuýp kem đánh răng có chứa chất ma túy hay không. Trước khi xác định các trường hợp xảy ra trong mặt chủ quan nêu trên, cần xác định trước các yếu tố mặt khách quan, khách thể, chủ thể trong tình huống. Về khách thể, 4 nữ tiếp viên xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma túy. Các chất ma túy mà 4 nữ tiếp viên tàng trữ, vận chuyển có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Theo nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, Methamphetamine và Ketamine là chất và muối thứ 248 và 40 trong danh mục chất và muối có thể tồn tại chất ma túy.   Về mặt khách quan, 4 nữ tiếp viên đã thực hiện các hành vi phạm tội liên quan hai tội, bao gồm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249, Điều 250 Bộ luật hình sự 2015. + 4 nữ tiếp viên đã thực hiện cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở trong vali nhằm mục đích vận chuyển trái phép chất ma túy sau này. Hành vi này được coi là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Thời gian các nữ tiếp viên tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định là có tội hay không.  + 4 nữ tiếp viên đã thực hiện tiếp việc chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới hình thức tàu bay và để trong dụng cụ vali - dụng cụ di chuyển với người. Hành vi này được coi là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.  Khối lượng để phạm vào hai tội trên là 0,1 gam Methamphetamine và trên 1 gam Ketamine. 4 nữ tiếp viên đã vận chuyển đến 11,3 kg, có nghĩa là đã vượt quá khối lượng và đủ cấu thành mặt khách quan của hai tội nêu trên. Về chủ thể, bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 đều là chủ thể tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy. 4 nữ tiếp viên đã đủ 18 tuổi và không mắc các bệnh liên quan đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Do vậy, 4 nữ tiếp viên đủ cấu thành mặt chủ quan của hai tội. Về mặt chủ quan, 4 nữ tiếp viên phải phạm tội với lỗi cố ý mới có thể cấu thành mặt chủ quan của hai tội nêu trên. Có ba tình huống xảy ra đối với vụ việc trên liên quan đến mặt chủ quan. Trường hợp thứ nhất, 4 nữ tiếp viên biết trước trong các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy và mong muốn tàng trữ và vận chuyển chất ma túy thì 4 nữ tiếp viên sẽ phạm vào cả hai tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Trường hợp thứ hai, 4 nữ tiếp viên không biết các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy, tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc đang vận chuyển, 4 nữ tiếp viên phát hiện ra có chất ma túy bên trong tuýp đánh răng, tuy nhiên họ vẫn mong muốn và thực hiện việc vận chuyển đến hết quá trình. Lúc này, 4 nữ tiếp viên sẽ phạm vào Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Trường hợp thứ ba, 4 nữ tiếp viên không biết được các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy, kể từ lúc trước khi cất giữ đến khi bị Đội thủ tục hành lý phát hiện, 4 nữ tiếp viên sẽ không phạm tội nào theo Bộ luật hình sự 2015 quy định. Tuy nhiên, 4 nữ tiếp viên có thể vẫn phải chịu các trách nhiệm pháp lý lao động và hành chính bao gồm: - Tạm đình chỉ công việc nhân viên hàng không, căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không Điều 5. Quy định về tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không 1. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau: ... e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa; - Phạt tiền, căn cứ theo khoản 7 Điều 24 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng  Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung ... 7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đến 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng) đối với hành vi vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi vì mục đích thương mại mà không được phép hoặc không có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Thứ hai, trong lời khai của 4 nữ tiếp viên, họ được thuê vận chuyển từ một người lạ mặt và tiền công vận chuyển là 10.000.000 đồng. Cần xác minh và làm rõ có thật sự tồn tại về người lạ mặt đó hay không và tiền công vận chuyển có thật sự chỉ là 10.000.000 đồng hay không. Trường hợp thứ nhất, có sự xuất hiện của người lạ mặt và thuê 4 nữ tiếp viên, các tiếp viên đã thỏa thuận từ trước và cố ý vận chuyển ma túy, hành vi đã đủ cấu thành về một tội theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định, thì các nữ tiếp viên sẽ trở thành đồng phạm. 4 nữ tiếp viên là người thực hành, trực tiếp thực hiện tội phạm Trường hợp thứ hai, không có sự xuất hiện của người lạ mặt, 4 nữ tiếp viên tự thỏa thuận và cố ý vận chuyển ma túy, hoặc một hoặc nhiều người trong bốn người tổ chức thực hiện vận chuyển, hành vi đã đủ cấu thành về một tội theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định, thì 4 nữ tiếp viên sẽ trở thành đồng phạm, các nữ tiếp viên tổ chức thực hiện là người tổ chức, các thành viên còn lại là người thực hành.  Yếu tố đồng phạm trong vụ việc được coi là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự về tội mà 4 nữ tiếp viên thực hiện. Đối với tiền công vận chuyển, số tiền công không được coi là tình tiết để định tội đối với các tội liên quan đến các tội phạm về ma túy, tuy nhiên, đây là căn cứ để xác định thời điểm 4 nữ tiếp viên thỏa thuận, ý chí chủ quan của 4 nữ tiếp viên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy và sự thống nhất về ý chí của 4 tiếp viên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy Dù kết quả có vào trường hợp nào, con đường phía trước của các bạn tiếp viên trên sau này vô cùng u ám. Mong rằng, sẽ không xảy ra các trường hợp tiếp theo liên quan đến tiếp viên hàng không "xách tay". Vì lợi ích trước mắt mà bị các đối tượng gài bẫy, lừa lọc để bị dẫn vào con đường phạm tội Trên đây là chia sẻ của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn liên quan đến hình sự, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: + Giúp khách hàng phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu, chứng cứ và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp; + Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án; + Thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần nhằm giảm hoặc loại bỏ trách nhiệm hình sự, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo. + Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (khoản 2 Điều 72)/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đương sự (khoản 2 Điều 84),…; + Dự đoán và xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, giúp khách hàng loại bỏ rủi ro pháp lý; + Thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các quyền yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội. + Là cầu nối giữa bị can, bị cáo với gia đình.
Mức lãi suất tái cấp vốn mới nhất 2023 - Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Để hiểu rõ quy định mới nhất về mức lãi suất tái cấp vốn, Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Lãi suất tái cấp vốn: Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất ngân hàng nhà nước áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. 2. Mức lãi suất tái cấp vốn năm 2023: Theo Quyết định 313/QĐ-NHNN ngày 14/3/2023, quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ ngày 15/03/2023 như sau: - Lãi suất tái cấp vốn: 6,0%/năm (quy định cũ 6,0%/năm); - Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm (quy định cũ: 4,5%/năm); - Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm (quy định cũ: 7,0%/năm). Trên đây là những thay đổi mới nhất về mức lãi suất tái cấp vốn. Quý khách hàng có thắc mắc liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được hỗ trợ sớm nhất.
Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam mới nhất từ ngày 15/03/2023 - Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 314/QĐ-NHNN ngày 14/03/2023 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Theo đó, quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm (quy định cũ là: 5,5%/năm) - Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,0%/năm. (quy định cũ là 6,5%/năm). Như vậy, so với quy định tại Quyết định số 1813/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022, mức lãi suất cho vay ngắn hạn đã tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm. Lưu ý: Lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay được ký trước ngày 15/03/2023 được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay. Quyết định 314/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/03/2023 và thay thế Quyết định 1813/QĐ-NHNN. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam từ ngày 15/03/2023. Trân trọng.
Phân Công Thẩm Phán Ngẫu Nhiên Giải Quyết Án Mới Nhất - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư 01/2022/TT-TANDTC do Tòa án nhân dân Tối cao ban hành quy định việc phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án bằng hai phương pháp chính. Để hiểu rõ về hai phương pháp phân công Thẩm phán giải quyết án, Công ty VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo Thông tư 01/2022/TT-TANDTC có 02 phương thức phân công thẩm phán giải quyết án gồm: Phương thức phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên được quy định chi tiết tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này. 1. Phương thức phân công án giải quyết án chỉ định Tại Điều 8 Thông tư 01/2022 quy định về phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau đây: "1. Phân công Thẩm phán giải quyết án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm khi thuộc một trong các trường hợp: a) Vụ án hình sự phức tạp liên quan đến yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; b) Vụ việc liên quan đến bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; chính trị, đối ngoại, an ninh, tôn giáo, dân tộc, nhân sĩ, tri thức được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. 2. Phân công Thẩm phán làm thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. 3. Phân công Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm với vụ việc mà thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn dưới 01 tháng theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Chánh án Tòa án. 4. Phân công giải quyết án trong trường hợp thay đổi Thẩm phán hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này." 2. Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiên Tại Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC nêu rõ về phân công giải quyết án ngẫu nhiên. Theo đó, vụ việc không thuộc trường hợp phân công án chỉ định thì phải được phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Căn cứ Danh sách Thẩm phán và Danh sách vụ việc theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này, tại mỗi lần phân công, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo trình tự sau đây cho đến khi hết Danh sách vụ việc: - Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ít hơn sẽ được phân công trước; - Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết nhiều hơn trước; - Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau; số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc quá hạn luật định ít hơn trước; - Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết, vụ việc đang tạm đình chỉ, vụ việc quá hạn luật định ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trong thời hạn 01 năm kể từ ngày phân công ít hơn trước; - Trường hợp các Thẩm phán có tiêu chí tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có tên đứng trước trong bảng chữ cái tiếng Việt trước; - Trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc thuộc hướng dân tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì phải phân công vụ việc tiếp theo trong Danh sách vụ việc. Lần phân công giải quyết án tiếp theo, căn cứ vào Danh sách Thẩm phán đã được cập nhật thông tin đến thời điểm phân công án để tiếp tục phân công giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này. Ví dụ: Tòa án huyện Y có 05 Thẩm phán trong Danh sách Thẩm phán. Thẩm phán A đang giải quyết 10 vụ việc, trong đó, có 03 vụ việc đang tạm đình chỉ, 02 vụ việc quá hạn luật định; 02 vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán B đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 03 vụ việc đang tạm đình chỉ, không có vụ việc quá hạn luật định, không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán C đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 01 vụ việc đang tạm đình chỉ, không có vụ việc quá hạn luật định; không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán D đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 01 vụ việc đang tạm đình chỉ, có 01 vụ việc quá hạn luật định, không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán Đ đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, không có vụ việc đang tạm đình chỉ, có 01 vụ việc quá hạn luật định, có 01 vụ việc bị hủy sửa. Ngày 01/12/2022, Tòa án thụ lý 09 vụ việc được đánh số từ 01 đến 09. Danh sách Thẩm phán được sắp xếp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này là Thẩm phán A, B, C, D, Đ. Chánh án Tòa án quyết định phân công giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo thứ tự như sau: - Lần 1: Thẩm phán A vụ án số 01; Thẩm phán B vụ án số 02; Thẩm phán C vụ án số 03; Thẩm phán D vụ án số 04; Thẩm phán Đ vụ án số 05. - Lần 2: Thẩm phán A vụ án số 06; Thẩm phán B vụ án số 07; Thẩm phán C vụ án số 08; Thẩm phán D vụ án số 09. Ngày 03/12/2022, Tòa án thụ lý 11 vụ việc được đánh số từ 10 đến 20. Danh sách Thẩm phán được sắp xếp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này là Thẩm phán A, Đ, B, D, C (do Thẩm phán D có thêm 01 vụ việc tạm đình chỉ). Chánh án Tòa án quyết định phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo thứ tự như sau: - Lần 1: Thẩm phán A vụ án số 10; Thẩm phán Đ vụ án số 11; Thẩm phán B vụ án số 12; Thẩm phán D vụ án số 13; Thẩm phán C vụ án số 14. - Lần 2: Thẩm phán A vụ án số 15; Thẩm phán Đ vụ án số 16; Thẩm phán B vụ án số 17; Thẩm phán D vụ án số 18; Thẩm phán C vụ án số 19. - Lần 3: Thẩm phán A vụ án số 20. So với quy định cũ thì việc phân công thẩm phán theo Thông tư 01/2022/TT-TANDTC đã đảm bảo được các điều kiện để thực hiện việc phân án "vô tư, khách quan, ngẫu nhiên" Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về cách phân công thẩm phán giải quyết án. Trân trọng.
 
hotline 0927625666