PHÁP LUẬT HÔM NAY

Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ bắt buộc khi công dân đến sinh sống tại nơi ở mới ngoài địa bàn xã nơi đăng ký thường trú. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít trường hợp người thuê trọ và cả chủ nhà chưa thực hiện đúng quy định này. Vậy nếu không đăng ký tạm trú, ai là người bị xử phạt? Mức phạt cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định pháp luật hiện hành. 1. Không đăng ký tạm trú thì chủ trọ hay người thuê bị phạt? Mức phạt cao nhất khi không đăng ký tạm trú là bao nhiêu? Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú 2020 Theo đó, người thuê trọ là người có trách nhiệm đăng ký tạm trú. Tuy nhiên chủ nhà vẫn có thể đăng ký tạm trú cho người thuê. Theo Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định pháp luật không nêu rõ người thuê trọ hay người chủ trọ sẽ bị phạt khi không đăng ký tạm trú. Do đó, cả người chủ trọ và người thuê trọ đều có thể là người bị phạt nếu không đăng ký tạm trú. Mức phạt đối với trường hợp không đăng ký tạm trú là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất nếu không đăng ký tạm trú đối với cá nhân là 1.000.000 đồng. Lưu ý: Mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nếu rên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 2. Thủ tục đăng ký tạm trú bao gồm những bước nào? Căn cứ theo Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú như sau: (1) Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. (2) Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. (3) Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại (1) và (2). Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Những loại giấy tờ, tài liệu nào chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú? Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau: - Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì văn bản đó không phải công chứng hoặc chứng thực; - Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình, không có tranh chấp về quyền sử dụng và đang sinh sống ổn định, lâu dài tại chỗ ở đó nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a khoản này. Nội dung văn bản cam kết bao gồm: Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân; nơi cư trú; thông tin về chỗ ở đề nghị đăng ký tạm trú và cam kết của công dân; - Giấy tờ, tài liệu của chủ sở hữu cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở khác có chức năng lưu trú cho phép cá nhân được đăng ký tạm trú tại cơ sở đó; - Giấy tờ của cơ quan, tổ chức quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cho phép người lao động được đăng ký tạm trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, công trường xây dựng, ký túc xá, làng nghề, cơ sở, tổ chức sản xuất kinh doanh cho phép người lao động được đăng ký tạm trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về công chứng ngày một tăng cao, đi đôi với nhu cầu về công chứng các hợp đồng, giao dịch dân sự phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, từ đó cũng kéo theo nhu cầu về đội ngũ Công chứng viên. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp thông tin chi tiết về tiêu chuẩn bổ nhiệm Công chứng viên. 1. Công chứng viên là gì? Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Công chứng viên là người có năng lực, cung cấp các dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện để nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên trong tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên? Điều 10 Luật Công chứng 2024 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên như sau: Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên: 1. Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi; 2. Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng; 3. Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật; 4. Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật; 5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng; 6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Như vậy, từ ngày 1/7/2025 người có bằng cử nhân luật và đủ các tiêu chuẩn sau thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên: - Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi - Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng - Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Lâu nay, việc làm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đã khiến không ít người dân than phiền vì thời gian quá lâu và nhiều thủ tục. Kể từ 01/07/2025, Nghị định 151/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực. Theo đó, thời gian giải quyết các thủ tục đăng ký đất đai, cấp sổ đỏ sẽ được rút ngắn đáng kể, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho người dân. Theo đó, chủ tịch UBND cấp xã sẽ được cấp sổ đỏ lần đầu cho người dân. Đồng thời, cấp xã được cấp sổ đỏ theo phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được phê duyệt. Nhiệm vụ này hiện do cấp tỉnh và huyện đảm nhiệm. Các trường hợp cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh sẽ giao về xã, phường, đặc khu gồm: cấp sổ đỏ cho tổ chức trong nước như cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đơn vị vũ trang, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng giao UBND cấp xã được xác định lại diện tích đất ở và cấp sổ đỏ trong trường hợp thửa đất có vườn, ao, đất thổ cư được cấp sổ đỏ trước ngày 01/07/2004. Nghị định cũng quy định, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp sổ đỏ. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 17 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận lần đầu là không quá 3 ngày làm việc. Với các trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp hoặc cấp đổi sổ đỏ thời gian thực hiện dao động từ 1-20 ngày làm việc, tùy trường hợp cụ thể. Trong đó, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, không quá 8 ngày làm việc. Thay đổi thông tin người sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, không quá 4 ngày làm việc. Đính chính sổ đỏ đã cấp là không quá 8 ngày làm việc. Chuyển mục đích sử dụng đất, không quá 7 ngày làm việc. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP, trong đó có sửa đổi bổ sung các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Điều 1, Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Đối với công chức thuế: - Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân mua hóa đơn, chứng từ. - Bao che, thông đồng với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp. - Nhận hối lộ trong quá trình thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Đối với cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các tổ chức, cá nhân liên quan: - Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ. - Cản trở công chức thuế thi hành công vụ. - Đưa hối lộ hoặc mưu lợi bất chính liên quan đến hóa đơn, chứng từ. - Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ. - Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định. Nghị định 70/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2025, đánh dấu nhiều thay đổi quan về hóa đơn, chứng từ. Đồng thời, đây cũng là văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP - Căn cứ pháp lý chủ yếu về hóa đơn điện tử đang được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Những điều chỉnh tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP cho thấy sự hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hóa đơn, yêu cầu doanh nghiệp phải rà soát lại quy trình lập hóa đơn trong các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, đặc biệt đối với doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Kể từ ngày 01/7/2025, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 256a Bộ luật Hình sự năm 2015 (được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2025). Đây là quy định mới quan trọng nhằm tăng cường kiểm soát tệ nạn ma túy, đồng thời răn đe, phòng ngừa hành vi tái sử dụng trái phép chất ma túy. 1. Từ 1/7/2025 sử dụng ma túy đi tù bao nhiêu năm? Căn cứ Điều 256a Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2025 quy định như sau: 1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 03 năm: a) Đang trong thời hạn cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy; b) Đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy; c) Đang trong thời hạn 02 năm kể từ ngày hết thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy và trong thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy; d) Đang trong thời hạn 02 năm kể từ khi tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy. 2. Tái phạm về tội này thì bị phạt tù từ 03 năm đến 05 năm. Theo đó, từ 01/7/2025, người sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 03 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Đang trong thời hạn cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2021;  - Đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2021; - Đang trong thời hạn 02 năm kể từ ngày hết thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy và trong thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2021; - Đang trong thời hạn 02 năm kể từ khi tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2021. Lưu ý: Trường hợp tái phạm về tội này thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 05 năm. 2. Có được sa thải người lao động sử dụng ma túy tại nơi làm việc không? Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định sa thải người lao động sử dụng ma túy như sau: 1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; 2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; Theo đó, người sử dụng lao động có thể sa thải người lao động có hành vi sử dụng ma túy tại nơi làm việc. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định nhiều mức xử phạt mới đối với người tham gia giao thông. Trong đó, hành vi đi xe đạp không có đèn chiếu sáng là một lỗi vi phạm phổ biến, đặc biệt vào ban đêm. Vậy đi xe đạp không đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu năm 2025? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây. 1. Đi xe đạp không đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu? Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau: 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có bộ phận phát âm thanh cảnh báo (còi, chuông); không có đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang phía trước; không có đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang phía sau xe (đối với loại xe quy định phải có bộ phận này). 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có hệ thống (bộ phận) hãm hoặc có nhưng không có hiệu lực (đối với loại xe quy định phải có hệ thống (bộ phận) này). Bên cạnh đó, tại các điểm e và i khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn có quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: e) Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn hoặc không có vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ; i) Điều khiển xe thô sơ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau không sử dụng đèn hoặc không có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe; Như vậy từ những quy định nêu trên, có thể thấy, mức xử phạt đối với hành vi đi xe đạp không đèn chiếu sáng 2025 dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng. 2. Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe thế nào? Căn cứ tại Điều 12 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như sau: - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường. - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn. - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây: + Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường; + Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; + Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; + Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc; + Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ; + Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; + Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường; + Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước; + Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe; + Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ; + Gặp xe ưu tiên; + Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ; + Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ. - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Từ ngày 1.7.2025, Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 chính thức có hiệu lực và đưa vào thi hành. Một trong những thay đổi quan trọng là quy định về điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào. Cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây: Căn cứ tại Khoản 2, Điều 14, Luật Giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương III Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: - Có hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo quy định. - Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ (quy định tại khoản 2 điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP). - Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định còn phải có: + Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung cấp dịch vụ + Hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ + Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt + Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu (trừ trường hợp không cần phải có tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan) + Phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có). Công thức tính thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT; Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh). Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Việc một người chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã sinh con là tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Trong trường hợp này, nhiều người thắc mắc: Liệu có được đăng ký khai sinh cho con không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp rõ ràng về vấn đề này dưới góc độ pháp luật hiện hành. 1. Điều kiện để kết hôn là bao nhiêu tuổi? Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Theo như phân tích trên bạn gái chưa đủ 18 tuổi. Độ tuổi chưa đủ để kết hôn. Nếu như chưa đủ tuổi mà kết hôn được xác định là vi phạm pháp luật. 2. Có được khai sinh cho con khi chưa đủ tuổi kết hôn không? Theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có xác định cháu bé là con chung của vợ chồng được sinh ra trước khi kết hôn nhưng được cha mẹ thừa nhận: 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Mọi trẻ em sinh ra có quyền được đăng ký khai sinh, do đó cháu bé hoàn toàn có quyền đăng ký khai sinh. Căn cứ khoản 2, Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau: 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. Theo đó, lúc này, chồng của bạn sẽ điền thông tin vào tờ khai nhận con, và đồng thời xuất trình chứng cứ chứng minh quan hệ cha con. Như vậy, theo các quy định trên thì thủ tục khai sinh cho con không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ cho nên bạn có thể đăng ký khai sinh cho con. Khi khai sinh thì theo quy định của Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn không bắt buộc phải thực hiện thủ tục nhận con thì con mới được mang họ cha. Nếu chồng bạn có yêu cầu được nhận cha, con thì thủ tục được thực hiện như sau tại khoản 2, Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: 1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. 2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm: a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch; c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này. Như vậy, trong trường hợp này, bạn và chồng bạn sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con và thủ tục nhận con đồng thời theo trình tự và những giấy tờ như trên. Thủ tục này bạn và chồng bạn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn hoặc chồng bạn cư trú. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Từ ngày 1/7/2025, Nghị định số 117/2025/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân chính thức có hiệu lực. Luật quy định cụ thể về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của cá nhân kinh doanh. Đây được đánh giá là bước tiến quan trọng nhằm minh bạch hóa nghĩa vụ thuế trong lĩnh vực kinh doanh số, góp phần chống thất thu thuế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin pháp lý mà cá nhân kinh doanh online cần lưu ý: 1. Các sàn thương mại điện tử có chức năng thanh toán chính thức phải khai, nộp thuế cho cá nhân Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 117/2025/NĐ-CP, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong và ngoài nước thuộc đối tượng khấu trừ, nộp thuế thay (bao gồm chủ sở hữu trực tiếp quản lý nền tảng thương mại điện tử hoặc người được ủy quyền quản lý nền tảng thương mại điện tử) có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay như sau: - Thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay số thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với mỗi giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ phát sinh doanh thu ở trong nước. - Thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay hộ, cá nhân cư trú số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với mỗi giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ phát sinh doanh thu: trong và ngoài nước của cá nhân cư trú; và trong nước của cá nhân không cư trú. 2. Sàn thương mại điện tử khấu trừ thuế cho cá nhân kinh doanh ngay khi thanh toán Theo khoản 1, Điều 5, Nghị định 117/2025/NĐ-CP, thời điểm sàn TMĐT khấu trừ thuế cho hộ, cá nhân knh doanh là ngay khi xác nhận giao dịch thành công và chấp nhận thanh toán đối với giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng thương mại điện tử cho hộ, cá nhân. 3. Cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không có chức năng thanh toán phải tự kê khai, nộp thuế Theo Điều 8 và Điều 9, Nghị định 117/2025/NĐ-CP, có quy định cá nhân cư trú/ không cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng TMĐT không có chức năng thanh toán sẽ phải tự trực tiếp thực hiện nộp thuế đối với hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng TMĐT theo tỷ lệ % trên doanh thu.      Tỷ lệ % tính thuế GTGT thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT như sau:  - Hàng hóa: 1% - Dịch vụ: 5% - Vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: 3%     Tỷ lệ % tính thuế TNCN được thực hiện theo quy định của Luật Thuế TNCN như sau: - Đối với cá nhân cư trú: Hàng hóa (0,5%); Dịch vụ (2%); Vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa (1,5%) - Đối với cá nhân không cư trú: Hàng hóa (1%); Dịch vụ (5%); Vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa (2%) Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.  
Theo quy định mới, doanh nghiệp cần phải đăng ký định danh điện tử trước ngày 01/7/2025. Công ty Luật Phương Bình hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID như sau: Hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID (Hình từ internet) 1. Trước 01/7/2025, doanh nghiệp phải thực hiện định danh điện tử Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì tài khoản được tạo lập bởi Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cấp cho cơ quan, tổ chức được sử dụng đến hết ngày 30/6/2025. Như vậy, từ ngày 1/7/2025, các tài khoản này sẽ không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp sẽ phải sử dụng tài khoản định danh điện tử trên VNeID để truy cập và kết nối với các hệ thống thông tin hành chính. Nếu không đăng ký tài khoản định danh, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. 2. Hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID Để đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp trên VNeID, cá nhân thực hiện theo các bước sau đây:  Bước 1: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hoặc người được người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu ủy quyền thực hiện đăng nhập tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID => Chọn Định danh tổ chức. Bước 2: Tại màn hình Đổi tài khoản => Chọn Đăng ký định danh tổ chức Bước 3: Xác thực passcode hoặc xác thực bằng vân tay/khuôn mặt. Bước 4: Chọn loại đăng ký định danh tổ chức. Bước 5: Nhập thông tin tổ chức. Bước 6: Xác thực passcode hoặc xác thực bằng vân tay/khuôn mặt. Bước 7: Tạo yêu cầu đăng ký thành công, xem lại yêu cầu. Thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với doanh nghiệp  Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 12 Nghị định 69/2024/NĐ-CP như sau:  - Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hoặc người được người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu ủy quyền sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình đăng nhập Ứng dụng định danh quốc gia, cung cấp các thông tin theo hướng dẫn và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức sau khi được sự đồng ý của toàn bộ người đại diện theo pháp luật khác của tổ chức (nếu có). Trường hợp nộp trực tiếp, người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được ủy quyền thực hiện kê khai Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử dùng cho cơ quan, tổ chức theo mẫu TK02 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP, nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử hoặc cơ quan quản lý căn cước nơi thuận tiện. - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin về cơ quan, tổ chức trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Trường hợp thông tin về cơ quan, tổ chức chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì thực hiện xác minh thông tin về cơ quan, tổ chức. - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử cho người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử. Trường hợp không đủ điều kiện cấp tài khoản định danh điện tử thì cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo bằng văn bản, tin nhắn hoặc qua tài khoản định danh điện tử của người thực hiện đăng ký. Trên đây là hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID, Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật Phương Bình để được giải đáp.
Khi thực hiện các giao dịch bất động sản, một trong những vấn đề quan trọng mà người dân cần chú ý chính là mức đóng thuế trước bạ khi sang tên Sổ đỏ. Hiểu rõ về thuế trước bạ sẽ giúp người dân chuẩn bị tốt hơn cho các thủ tục pháp lý liên quan. Vậy mức quy định của loại thuế cần đóng là bao nhiêu? Công ty Luật Phương Bình xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Giải thích cách gọi: - Thuế trước bạ là cách thường gọi dùng để chỉ lệ phí trước bạ. - Sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng là cách người dân thường gọi dùng để chỉ việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở (gọi tắt là nhà đất). Mức đóng thuế trước bạ khi sang tên Sổ đỏ Căn cứ Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi sang tên Giấy chứng nhận được xác định theo công thức sau:       Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ Trong đó, giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất được quy định như sau: Trường hợp 1: Giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà cao hơn giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là giá tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà. Được tính cụ thể theo công thức sau: Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x Giá chuyển nhượng (tổng số tiền phải trả ghi trong hợp đồng) Ví dụ: Ông A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông B thửa đất 100m2, giá đất theo bảng giá đất là 10 triệu đồng/m2 nhưng tổng số tiền ông B trả cho ông A là 02 tỷ đồng (20 triệu đồng/m2), khi đó lệ phí trước bạ ông B nộp khi đăng ký sang tên Giấy chứng nhận tính như sau: Lệ phí trước bạ = (100m2 x 20 triệu đồng) x 0.5% = 10 triệu đồng Trường hợp 2: Giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà bằng hoặc thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành * Cách tính lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất Lệ phí trước bạ = 0.5% x Diện tích x Giá 01m2 tại bảng giá đất * Cách tính lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu nhà ở Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Diện tích x Giá 01m2 x Tỷ lệ % chất lượng còn lại) Trong đó: - Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ (giá 01m2 do UBND cấp tỉnh quy định nên để tính chính xác phải xem trong quyết định của UBND từng tỉnh thành). - Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại do UBND cấp tỉnh ban hành (khấu trừ theo thời gian). Trường hợp được miễn thuế trước bạ Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ, trong đó Khoản 10 Điều 10 Nghị định này nêu rõ trường hợp nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa một số người được miễn lệ phí trước bạ, cụ thể: "Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." Như vậy, khi nhận thừa kế hoặc nhận tặng cho nhà, đất giữa những người thuộc mối quan hệ trên sẽ được miễn lệ phí trước bạ. Mặc dù được miễn lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải kê khai để Nhà nước quản lý. Hướng dẫn khai, nộp lệ phí trước bạ * Hồ sơ khai lệ phí trước bạ: Thành phần hồ sơ ban hành kèm theo Phụ lục 1 Danh mục hồ sơ khai thuế Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế, gồm: Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu 01/LPTB tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế. Giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật; Bản sao Giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản. Bản sao Giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có); Giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ trong một số trường hợp quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Trường hợp chứng minh mối quan hệ trong gia đình thuộc diện miễn lệ phí trước hạ theo quy định tại Thông tư số 43/2023/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 80/2021/TT-BTC). Bản sao các Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ trước bạ đối với đất và nhà gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định (nếu có). Số lượng hồ sơ: 01 bộ. * Nơi nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ) nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông nơi có bất động sản. (nộp cùng với hồ sơ đăng ký sang tên Giấy chứng nhận). * Thời hạn nộp lệ phí: Người nộp lệ phí trước bạ nộp tiền vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo. * Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền) chuyển đến. * Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thuế. * Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo nộp lệ phí trước bạ. * Phí, lệ phí: Không có. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Phương Bình, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://phuongbinhlaw.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thông tin trong giấy tờ tùy thân cũ của các cá nhân không còn khớp với địa chỉ mới. Do vậy, vấn đề "sáp nhập tỉnh xã có cần đổi giấy tờ tùy thân không" đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy, người dân có cần thay đổi giấy tờ tùy thân khi sáp nhập tỉnh, xã? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Sáp nhập tỉnh, xã có cần thay đổi giấy tờ tùy thân? Theo Điều 10 Nghị quyết số 190/2025/QH15 quy định: Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp 1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền. 2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 cũng quy định, một trong những trường hợp cầ cấp đổi thẻ căn cước là "Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính". Như vậy, khi thực hiện sáp nhập tỉnh, xã, người dân không bắt buộc phải đổi giấy tờ tùy thân nếu giấy tờ chưa hết hạn. Các cơ quan, tổ chức không được yêu cầu người dân phải thực hiện thủ tục cấp đổi giấy tờ trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức lại bộ máy nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chi phí cấp đổi căn cước khi thay đổi sáp nhập tỉnh, xã Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2030 quy định: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới đơn vị hành chính." Như vậy, các cơ quan nhà nước sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc chuyển đổi giấy tờ cá nhân khi có sự thay đổi do sáp nhập tỉnh, xã mà không thu bất kỳ khoản phí nào. Ai phải đổi lại căn cước trong năm 2025? Thẻ Căn cước là giấy tờ nhân thân vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Trong năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần chú ý đi làm lại thẻ Căn cước theo quy định. Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định, công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Thẻ Căn cước công dân/thẻ Căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ thì có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo. Mà trong năm 2025, những người sinh năm 2011, 2000, 1985, 1965 lần lượt sẽ bước sang tuổi 14, 25, 40 và 60. Theo đó, người sinh năm 2011 chưa có thẻ Căn cước thì nên đi làm thẻ Căn cước ngay khi đủ tuổi. Còn những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần đi làm thẻ Căn cước mới trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp sau thì không phải làm thẻ căn cước: - Người sinh năm 2000 đã làm Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước trong khoảng thời gian đủ 23 - 25 tuổi thì thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước sẽ có thời hạn đến ngày sinh nhật năm 2040. - Nếu người sinh năm 1985 đã làm thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước trong khoảng thời gian đủ 38 đến lúc đủ 40 tuổi thì thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước sẽ có thời hạn đến ngày sinh nhật năm 2045. - Người sinh năm 1965 đã làm Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước lúc mình đủ 58 tuổi đến lúc đủ 60 tuổi thì Căn cước công dân đó sẽ được sử dụng đến cuối đời. Ngoài ra, Điều 24 Luật Căn cước 2023 cũng quy định những trường hợp công dân cần phải đổi từ CCCD sang thẻ căn cước gồm: - Có sự thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh trên giấy tờ. - Có sự thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân. - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. - Khi bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được. - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666