NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? 1.Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Tại khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm ... 7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả. ... Theo đó, chiếm đoạt thẻ căn cước công dân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện. 2.Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Theo đó, hành vi chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp đối tượng cho chiếm đoạt thẻ căn cước công dân là tổ chức sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân, tức là từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề chiếm đoạt căn cước công dân. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất xen kẹt. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp vấn đề này như sau: 1. Đất xen kẹt là gì? Thông qua thực tiễn thì đất xen kẹt chủ yếu được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch. Đặc điểm của loại đất này là nằm giữa khu dân cư nên thửa đất thường có diện tích không lớn. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp. 2. Trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt Theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai 2013, đất xen kẹt có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đáp ứng các điều kiện sau: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004. - Đất không vi phạm pháp luật về đất đai. - Đất được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch. 3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xen kẹt - Đơn đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu, mẫu 04a/ĐK; - Giấy tờ, tài liệu về nguồn gốc đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có); - Giấy tờ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính (đóng nộp thuế, phí sử dụng đất) qua quá trình sử dụng đất; - Giấy tờ nhân thân của người sử dụng (căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu); - Giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của người sử dụng đất (sổ hộ khẩu/văn bản xác nhận nơi cư trú); - Giấy tờ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có); - Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có): Ví dụ giấy tờ chứng minh là thương binh, bệnh binh, người thuộc khu vực địa bàn có kinh tế đặc biệt khó khăn,… Nếu đủ điều kiện phòng Tài nguyên và Môi trường lập tờ trình để Chủ tịch UBND Quận, Huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận (các công vụ trên thực hiện trong thời gian 30 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, giải trình hồ sơ). 4. Quy trình thực hiện xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xen kẹt Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu Người yêu cầu cấp sổ đỏ lần đầu chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở trên. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ, người yêu cầu nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu cho đất xen kẹt tại một trong những cơ quan sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất; Bộ phận 1 cửa cấp huyện nơi có đất (nếu đã thành lập); Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc như xác nhận về tình trạng tranh chấp, thời điểm sử dụng đất, … của người sử dụng đất; Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc chuyên môn như kiểm tra hồ sơ, trích đo địa chính, kiểm tra thực địa, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai,… Cơ quan có thẩm quyền dựa trên hồ sơ, tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường để quyết định cấp sổ đỏ cho người yêu cầu; Bước 3: Người yêu cầu cấp sổ đỏ đóng nộp thuế, phí Theo thông báo đóng nộp thuế, phí từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người yêu cầu đóng thuế, phí đúng hạn, đầy đủ. Tiền thuế, phí mà người yêu cầu cần phải đóng nộp là tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp sổ đỏ. Bước 4: Người yêu cầu cấp sổ đỏ nhận kết quả Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, người yêu cầu cấp sổ đỏ nộp biên lai, giấy tờ chứng minh đã nộp thuế, phí tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Người sử dụng đất nhận sổ đỏ theo giấy hẹn trả kết quả. 5. Mức phí, lệ phí cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt 5.1. Tiền sử dụng đất Không phải trường hợp nào cũng phải nộp tiền sử dụng đất khi yêu cầu cấp Giấy chứng nhận. Với mỗi trường hợp số tiền sử dụng đất phải nộp là khác nhau. Số tiền này sẽ được cơ quan thuế gửi thông báo đến người sử dụng đất để họ thực hiện đóng tiền đầy đủ (trừ trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất) trước khi cấp giấy Chứng nhận. 5.2. Lệ phí trước bạ Công thức tính lệ phí trước bạ được quy định như sau: Lệ phí trước bạ = (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0,5% Trong đó: Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất xen kẹt chính là giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành Diện tích đất tính là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác định. 5.3. Phí thẩm định hồ sơ Căn cứ Điểm i, Khoản 1, Điều 5, Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định như sau: “Điều 5. Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp. Đối với các khoản phí … i) Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp”. Căn cứ quy định trên thì mức phí thẩm định hồ sơ sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại nơi có đất quy định. 5.4. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận Lệ phí cấp Giấy chứng nhận chỉ áp dụng với trường hợp cấp mới. Mỗi địa phương sẽ có quy định riêng về lệ phí cấp Giấy chứng nhận nhưng số tiền thu tối đa chỉ 100.000 đồng/giấy/lần cấp. Như vậy, đất xen kẹt có thể được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xen kẹt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Con trai tôi 16 tuổi, gần 1 tháng trước khi đi chơi cùng với bạn, rồi do xích mích nên đã có xô xát đánh nhau, lại dùng tua vít đâm vào sườn người ta gây thương tích gây ra là 36%. Ban đầu thì bên phía nguời bị hại có làm đơn tố cáo gửi công an. Nhưng sau đó thì bên phía gia đình tôi có đến thăm hỏi, trả tiền viện phí cũng như là đưa một khoản tiền bồi thường thiệt hại thì gia đình họ đã đồng ý rút đơn tố cáo và có trình bày với cơ quan công an tất cả là do hiểu nhầm. Nhưng bên phía công an lại trả lời rằng dù cho phía người bị hại có làm đơn bãi nại thì họ vẫn khởi tố vụ án bình thường. Cho tôi hỏi họ trả lời như thế có đúng quy định của pháp luật không và nếu nạn nhân đã làm đơn bãi nại thì con tôi có bị đi tù không? Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau:  1.Dùng tua vít đâm vào sườn gây thương tích 36% có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với hình phạt bao nhiêu năm tù? Tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc mộ ..." Như vậy, dùng tua vít đâm vào sườn gây thương tích 36% thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với khung hình phạt từ 02 năm đến 06 năm. 2.Người mới 16 tuổi thì có phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích do đánh người gây tỷ lệ thương tích 36% không? Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, do đó em trai anh đủ tuổi đi tù theo quy định pháp luật. 3.Sau khi gia đình đã bồi thường và bên bị hại bãi nại thì phía công an có mang vụ việc cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tích 36% ra khởi tố không? Tại Điều 155 Bộ luật Tố tung hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực từ ngày 01/12/2021 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau: - Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. - Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. - Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Trường hợp này, do tỷ lệ thương tích lên đến 36% rơi vào khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nên cho dù đã bồi thường, và bên bị hại có bãi nại thì vẫn khởi tố bình thường. Việc bồi thường và bãi nại được xem là tình tiết giảm nhẹ. Như vậy, con bạn sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đua xe trái phép bị xử lý như thế nào? Đua xe trái phép có bị truy tố hình sự? Hành vi lạng lách, đánh võng, đua xe là hành vi tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông, giới trẻ hiện nay có nhiều cá nhân “ưa thích mạo hiểm”, coi việc lạng lách, đánh võng, bốc đầu, đua xe là thú vui hợp thời và coi đó là “trend”, vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Đua xe là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Hành vi đua xe trái phép là hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Khoản 6 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008: “6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. ...” 2. Xử phạt hành vi đua xe trái phép Tùy hành vi vi phạm mà tội đua xe trái phép bị xử lý theo các khung hình phạt khác nhau, Tội đua xe trái phép chỉ áp dụng đối với các phương tiện giao thông có động cơ, không áp dụng với đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo cụ thể: - Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép. “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. 3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. 4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi); b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.” Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể xử lý hình sự. - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “ 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; e) Tham gia cá cược; g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư; i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”      Như vậy, người có hành vi đua xe trái phép có thể bị mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù đồng thời còn có thể bị phát tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666