BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định nhiều mức xử phạt mới đối với người tham gia giao thông. Trong đó, hành vi đi xe đạp không có đèn chiếu sáng là một lỗi vi phạm phổ biến, đặc biệt vào ban đêm. Vậy đi xe đạp không đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu năm 2025? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây. 1. Đi xe đạp không đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu? Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau: 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có bộ phận phát âm thanh cảnh báo (còi, chuông); không có đèn chiếu sáng hoặc tấm phản quang phía trước; không có đèn tín hiệu hoặc tấm phản quang phía sau xe (đối với loại xe quy định phải có bộ phận này). 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có hệ thống (bộ phận) hãm hoặc có nhưng không có hiệu lực (đối với loại xe quy định phải có hệ thống (bộ phận) này). Bên cạnh đó, tại các điểm e và i khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn có quy định xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: e) Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn hoặc không có vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ; i) Điều khiển xe thô sơ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau không sử dụng đèn hoặc không có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe; Như vậy từ những quy định nêu trên, có thể thấy, mức xử phạt đối với hành vi đi xe đạp không đèn chiếu sáng 2025 dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng. 2. Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe thế nào? Căn cứ tại Điều 12 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như sau: - Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường. - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn. - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây: + Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường; + Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; + Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; + Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc; + Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ; + Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; + Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường; + Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước; + Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe; + Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ; + Gặp xe ưu tiên; + Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ; + Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ. - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Từ ngày 1.7.2025, Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 chính thức có hiệu lực và đưa vào thi hành. Một trong những thay đổi quan trọng là quy định về điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào. Cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây: Căn cứ tại Khoản 2, Điều 14, Luật Giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương III Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: - Có hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo quy định. - Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ (quy định tại khoản 2 điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP). - Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định còn phải có: + Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung cấp dịch vụ + Hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ + Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt + Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu (trừ trường hợp không cần phải có tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan) + Phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có). Công thức tính thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT; Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh). Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Từ năm 2025, nhiều quy định mới trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực, trong đó có nội dung đáng chú ý liên quan đến việc cấp đổi giấy phép lái xe. Theo quy định mới, người vi phạm giao thông nhưng chưa nộp phạt sẽ không được cấp, đổi hoặc cấp lại giấy phép lái xe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy định này, điều kiện cấp đổi bằng lái xe và các thủ tục liên quan theo pháp luật hiện hành. 1. Không được cấp đổi bằng lái xe khi không nộp phạt vi phạm giao thông Theo điểm d khoản 2 Điều 43 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về trách nhiệm của cơ sở đăng kiểm, chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng như sau: Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì chưa được giải quyết việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện vi phạm. Cùng với đó, khoản 4 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe như sau: Chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Như vậy, đối với phương tiện giao thông mà người vi phạm hoặc chủ phương tiện chưa chấp hành xử lý vi phạm hành chính thì chưa được giải quyết việc đăng ký, đăng kiểm. Người vi phạm chưa được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe khi người đó chưa chấp hành việc xử lý vi phạm hành chính. 2. Quy định mới về thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe từ năm 2025 2.1 Điều kiện đổi giấy phép lái xe Theo Điều 21 Thông tư 12/2025/TT-BCA, người lái xe được phép đổi giấy phép lái xe trong các trường hợp sau: Người Việt Nam, người nước ngoài được sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;  Người có giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được;  Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;  Trường hợp ngày, tháng, năm sinh, họ, tên, tên đệm, quốc tịch, nơi sinh, nơi cư trú ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với căn cước công dân hoặc căn cước thì cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong căn cước công dân hoặc căn cước;  Người có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn với giấy phép lái xe có thời hạn;  Trường hợp không được đổi giấy phép lái xe: Người đề nghị đổi giấy phép lái xe không còn giấy phép lái xe đã được cấp và thông tin giấy phép lái xe không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe của Cục Cảnh sát giao thông hoặc không có bảng kê danh sách cấp giấy phép lái xe (sổ quản lý); Người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 2.2 Hồ sơ đổi giấy phép lái xe Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (Phụ lục XII Thông tư 12/2025/TT-BCA); Giấy khám sức khỏe (trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A, B1); Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); Các giấy tờ khác thể hiện thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư 12/2025/TT-BCA. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Theo quy định mới, doanh nghiệp cần phải đăng ký định danh điện tử trước ngày 01/7/2025. Công ty Luật Phương Bình hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID như sau: Hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID (Hình từ internet) 1. Trước 01/7/2025, doanh nghiệp phải thực hiện định danh điện tử Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì tài khoản được tạo lập bởi Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cấp cho cơ quan, tổ chức được sử dụng đến hết ngày 30/6/2025. Như vậy, từ ngày 1/7/2025, các tài khoản này sẽ không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp sẽ phải sử dụng tài khoản định danh điện tử trên VNeID để truy cập và kết nối với các hệ thống thông tin hành chính. Nếu không đăng ký tài khoản định danh, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. 2. Hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID Để đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp trên VNeID, cá nhân thực hiện theo các bước sau đây:  Bước 1: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hoặc người được người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu ủy quyền thực hiện đăng nhập tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID => Chọn Định danh tổ chức. Bước 2: Tại màn hình Đổi tài khoản => Chọn Đăng ký định danh tổ chức Bước 3: Xác thực passcode hoặc xác thực bằng vân tay/khuôn mặt. Bước 4: Chọn loại đăng ký định danh tổ chức. Bước 5: Nhập thông tin tổ chức. Bước 6: Xác thực passcode hoặc xác thực bằng vân tay/khuôn mặt. Bước 7: Tạo yêu cầu đăng ký thành công, xem lại yêu cầu. Thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với doanh nghiệp  Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 12 Nghị định 69/2024/NĐ-CP như sau:  - Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hoặc người được người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu ủy quyền sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình đăng nhập Ứng dụng định danh quốc gia, cung cấp các thông tin theo hướng dẫn và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức sau khi được sự đồng ý của toàn bộ người đại diện theo pháp luật khác của tổ chức (nếu có). Trường hợp nộp trực tiếp, người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được ủy quyền thực hiện kê khai Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử dùng cho cơ quan, tổ chức theo mẫu TK02 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP, nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử hoặc cơ quan quản lý căn cước nơi thuận tiện. - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin về cơ quan, tổ chức trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Trường hợp thông tin về cơ quan, tổ chức chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì thực hiện xác minh thông tin về cơ quan, tổ chức. - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử cho người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử. Trường hợp không đủ điều kiện cấp tài khoản định danh điện tử thì cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo bằng văn bản, tin nhắn hoặc qua tài khoản định danh điện tử của người thực hiện đăng ký. Trên đây là hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID, Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật Phương Bình để được giải đáp.
Chính thức bỏ thuế khoán từ 01/01/2026, theo đó cá nhân kinh doanh sẽ nộp thuế theo 02 phương pháp mới. Công ty Luật Phương Bình xin chia sẻ qua bài viết dưới đây: Bỏ thuế khoán từ 01/01/2026: 02 Phương pháp nộp thuế dành cho cá nhân kinh doanh (Hình từ internet) Chính thức bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh từ 01/01/2026 Ngày 17/5/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết 198/2025/QH15 nêu rõ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 01/01/2026. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.  Trước đó, tại Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Bộ Chính trị yêu cầu tập trung quán triệt, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nội dung.  Đáng chú ý, tại nhiệm vụ hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh, Bộ Chính trị yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2026, sẽ bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Bỏ thuế khoán từ 01/01/2026: 02 Phương pháp nộp thuế dành cho cá nhân kinh doanh Theo quy định hiện hành tại Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể nộp thuế theo phương pháp kê khai, phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh và phương pháp khoán.  Do đó, khi bỏ thuế khoán, cá nhân kinh doanh có thể lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh tuỳ theo hình thức kinh doanh. Cụ thể, phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai. Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo hướng dẫn. Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi hoặc địa điểm tương tự khác. (Điều 5, 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC) Căn cứ tính thuế đối với cá nhân kinh doanh  Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. (1) Doanh thu tính thuế Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. (2) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu - Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC. -  Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. (3) Xác định số thuế phải nộp Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN Trong đó: - Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản (1) . - Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Người vi phạm được lựa chọn cách nộp phạt giao thông thuận tiện cho bản thân nhưng nhiều người vẫn phớt lờ việc chấp hành quyết định xử phạt. Tuy nhiên, từ 01/01/2025, có 04 rủi ro mà người vi phạm sẽ phải đối mặt nếu cố tình không nộp phạt. Theo quy định hiện hành, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông theo đúng thời hạn quy định, người vi phạm có thể gặp phải 04 rủi ro pháp lý bao gồm: Bị từ chối giải quyết thủ tục đăng ký xe Bị cưỡng chế nộp phạt Bị tính thêm tiền chậm nộp Ô tô bị cảnh báo đăng kiểm Cụ thể như sau: 1. Bị từ chối giải quyết thủ tục đăng ký xe Nội dung này được nêu rõ tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 79/2024/TT-BCA. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chưa giải quyết đăng ký xe. Sau khi tổ chức, cá nhân chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm giao thông thì được đăng ký xe. Theo quy định này, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông thì người vi phạm sẽ không thể đăng ký xe khi mua xe mới hay sang tên xe sau khi mua bán, tặng cho, để thừa kế,… Để được giải quyết thủ tục đăng ký xe, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp phạt trước, sau đó, cơ quan đăng ký xe mới tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục. 2. Bị cưỡng chế nộp phạt vi phạm giao thông Theo Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt giao thông, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt. Nếu quá thời hạn nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Các biện pháp cưỡng chế được quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật này bao gồm: - Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; - Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. - Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế. 3. Bị tính thêm tiền chậm nộp phạt giao thông Theo khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông, ngoài việc bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, người vi phạm còn bị tính thêm tiền chậm nộp phạt với công thức tính như sau: Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp) Số tiền này đồng thời thu cùng số tiền nộp phạt giao thông theo quyết định xử phạt. 4. Ô tô bị cảnh báo đăng kiểm Theo khoản 11 Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm mà chủ phương tiện vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì Cảnh sát giao thông sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính. Người vi phạm giao thông sau khi giải quyết xong vụ việc việc vi phạm (đến trụ sở ở công an để giải quyết và hoàn thành việc nộp phạt) thì Cảnh sát giao thống sẽ gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện trên Chương trình Quản lý kiểm định. Lúc này, chủ xe đưa phương tiện đi đăng kiểm lại sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo chu kì quy định. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hỗ trợ giải quyết vui lòng liên hệ trực tiếp qua website: phuongbinhlaw.vn 
Tình huống: Từ 01/01/2025 khi tham gia giao thông, nếu bị cảnh sát giao thông gọi lại thì cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra những loại giấy tờ gì? Trong bài viết này, Vietlawyer xin chia sẻ nội dung này như sau: Trả lời: Từ ngày 1/1/2025, Thông tư 73/2024/TT-BCA ngày 15/11/2024 quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành chính thức có hiệu lực. Trong đó, Điều 8 của Thông tư này quy định các loại giấy tờ CSGT kiểm tra khi dừng xe như sau: + Giấy phép lái xe; + Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; + Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; + Chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định); + Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ). Khi thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, vận hành thì có thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu; việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.
1. Thông tin về sáp nhập tỉnh thành 2025 tại Kết luận 126 của Trung ương Tại Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị và Ban Bí thư có nêu rõ định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh, thành. Theo đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư giao Đảng uỷ Chính phủ xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; Song song đó, đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025. Đồng thời giao Đảng uỷ Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); Bên cạnh đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư cũng đã giao Đảng uỷ các cơ quan Đảng Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Đảng uỷ Tòa án nhân dân tối cao, Đảng uỷ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, tham mưu về mô hình cơ quan (toà án, viện kiểm sát) theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan; Có thể thấy, thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định 05 điều kiện phải bảo đảm khi sáp nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm: (1) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (2) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương; (3) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (4) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân; (5) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2. Chia sẻ thông tin sáp nhập các tỉnh thành không đúng, bị phạt thế nào? Mấy ngày gần đây, có một số page, tài khoản cá nhân mạng xã hội đã chia sẻ việc sáp nhập các tỉnh thành khi chưa có thông tin chính thức. Việc tung tin sai sự thật có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo qy định khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP mức phạt đối với các hành vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: -  Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi như: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;... Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Do đó, có thể thấy, cá nhân có hành vi tung thông tin sáp nhập các tỉnh thành không đúng sự thật có thể bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng; tổ chức vi phạm có thể phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP còn nêu rõ, chủ thể thực hiện hành vi tung thông tin sáp nhập các tỉnh thành giả mạo còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin theo quy định.
Những mức phạt giao thông 2025 theo Nghị định 168/2024/ND-CP cần phải lưu ý: 1. Phạt nồng độ cồn  Lỗi vi phạm  Mức tiền phạt Số điểm trừ trên GPLX Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở 2 triệu đồng - 3 triệu đồng 04 điểm Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở 6 triệu đồng - 8 triệu đồng  10 điểm  Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 8 triệu đồng - 10 triệu đồng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng 2. Phạt không đội mũ bảo hiểm  Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ => dao động từ 400.000 đến 600.000 đồng 3. Mức phạt vượt đỏ với xe mô tô, xe gắn máy Lỗi vi phạm Mức phạt Số điểm trừ trên giấy phép lái xe  Vượt đèn đỏ (Không gây tai nạn giao thông) 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. 04 điểm. Vượt đèn đỏ (Gây tai nạn giao thông) 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. 10 điểm. 4. Mức phạt xe máy đè vạch dừng đèn đỏ với xe mô tô, xe gắn máy  Lỗi vi phạm Mức phạt Xe máy đè vạch dừng đèn đỏ (Không gây tai nạn giao thông) 200.000 đồng đến 400.000 đồng Xe máy đè vạch dừng đèn đỏ (Gây tai nạn giao thông) 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng Bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm 5. Mức phạt xe máy đi sai làn đường Lỗi vi phạm Mức phạt Đi sai làn đường (Không gây tai nạn giao thông) 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Đi sai làn đường (Gây tai nạn giao thông) + Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. + Bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm 6. Mức phạt không bật đèn xe Lỗi vi phạm Mức phạt Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn (Không gây tai nạn giao thông) 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn (Gây tai nạn giao thông) 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. + Bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần (Không gây tai nạn giao thông) 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần (Gây tai nạn giao thông 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. + Bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm   7. Mức phạt không bằng lái xe máy Lỗi vi phạm Mức phạt Không mang theo bằng lái xe 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Không có bằng lái xe - Đối với xe có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW và các loại xe tương tự: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. - Đối với xe có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. - Đối với xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng 8. Mức phạt lỗi đi xe máy trên vỉa hè Lỗi đi xe máy trên vỉa hè phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Bên cạnh đó, lỗi đi xe máy trên vỉa hè bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm.   
Ngày 30/12/2024, Bộ giáo dục và đào tạo có ra Thông tư về quy định đặt ra đối với việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Trong đó có nội dung về việc yêu cầu đăng kí kinh doanh đối với việc tổ chức dạy thêm ngoài trường học. Vậy trong bài viết này Vietlawyer xin chia sẻ về nội dung này như sau:  1. Dạy thêm ngoài trường học là gì? Dạy thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm không do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở tổ chức thực hiện.  2. Dạy thêm ngoài trường học phải đăng kí kinh doanh?  Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành vào ngày 30/12/2024 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 14/02/2025 về việc tổ chức dạy thêm ngoài trường học như sau:  Điều 6: Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường 1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau: a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật; b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này). Theo đó, việc tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh bắt buộc phải thực hiện việc đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn phải thực hiện việc công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở.  2. Trường hợp nào không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2024/TT - BGDĐT, có 3 trường hợp không được day thêm, tổ chức dạy thêm cụ thể: Thứ nhất, không tổ chức dạy thêm với học sinh tiểu học trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Tức, không được tổ chức dạy thêm đối với các môn học chính khóa được giảng dạy theo chương trình giáo dục tiểu học trừ những môn nêu trên (ví dụ: môn Toán, Văn là không được tổ chức dạy thêm) Thứ hai, giáo viên không được dạy thêm ngoài trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công giảng dạy theo kế hoạch giáo dục tại các trường học. Ví dụ: giáo viên được phân công giảng dạy học sinh của lớp 7A1 tại trường Trung học cơ sở Đoàn Lập thì sẽ không được tổ chức dạy thêm có thu tiền với chính những học sinh trong lớp 7A1 này ngoài trường học Thứ ba, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia "quản lí, điều hành" việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia "dạy thêm" ngoài nhà trường.  Điều 4: Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm 1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. 2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. 3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. 
Phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một trong những địa phương có Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ đầu năm 2023, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen, súng càng mở rộng bởi lẽ do sen là loại cây phù hợp với đồng đất Duy Hải, sen có ưu điểm dễ trồng, dễ thích nghi với vùng đất trũng thấp, úng nước, công chăm sóc không cần nhiều mà năng suất lại ổn định, sản phẩm dễ tiêu thụ. Vì thế, nhiều gia đình đã thế chấp tài sản, nhà, đất để đầu tư trồng sen như gia đình anh Nguyễn Văn Kiên (Tổ dân phố Đông Hải) đã mạnh dạn đứng ra thuê, thầu lại trên 10 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả của người dân để trồng sen. Đầm sen của gia đình anh Kiên mới chỉ bắt đầu trồng, xuống giống từ năm 2023 nhưng đã cho thu hoạch được 2 vụ. Hiện mỗi ngày gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 2.000 bông sen các loại, vào mùa cao điểm số bông có thể lên đến 5.000 bông, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.  Không chỉ nhà anh Nguyễn Văn Kiên mà nhà anh Lê Văn Ngọc (Tổ dân phố Hương Cát) cũng thế chấp ngân hàng để đứng ra thuê hơn 38,5 mẫu đất để trồng sen. Anh Ngọc đã bỏ hết số tiền mà anh có cộng với số tiền anh đã thế chấp sổ đỏ để mua giống, trồng sen, thuê người chăm nom. Vào vụ sen, một ngày gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 10.000 bông - 20.000 bông các loại, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc trồng sen còn tạo thêm việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương cũng như góp phần tạo vẻ đẹp cho cảnh quan vùng nông thôn. Việc xây dựng đề án chuyển đổi cây trồng trên những vùng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây sen, súng là hướng triển vọng ở Duy Hải hiện nay. Và thực tế, mô hình trồng sen, súng đã đem lại nguồn kinh tế khá giả cho nhiều hộ gia đình nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh Hà Nam thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới thuộc địa bàn phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vì thế các thửa đất mà các hộ dân đã thuê để trồng sen nằm trong Dự án đều bị thu hồi.  Việc trồng sen, súng mới phát triển từ những năm 2023, rất nhiều hộ dân đã đổ hết vốn, thế chấp tài sản của nhà mình để đầu tư thế nhưng chỉ được 2-3 vụ thì UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất trồng sen trên để phục vụ Dự án. Dự án nhằm cải thiện đời sống kinh tế của người dân tuy nhiên, các hộ dân trồng sen đều cảm thấy bất bình khi không được Nhà nước hay doanh nghiệp bồi thường, hỗ trợ về những tài sản trên đất. Hộ gia đình anh Lê Văn Ngọc (Tổ dân phố Hương Cát) là một trong các hộ dân bị thu hồi đất trồng sen, số tiền anh bỏ vào hơn 1 tỷ đồng và thu hoạch được 2 vụ sen, mỗi vụ lãi mấy trăm triệu đồng vẫn chưa đủ để bù vào số tiền mà gia đình anh đã bỏ ra. Gia đình anh Ngọc cũng không được nhận một đồng tiền bồi thường, hỗ trợ nào từ nhà nước hay các doanh nghiệp. Vậy số tiền mà anh Ngọc và các hộ gia đình trồng sen đã bỏ ra ai là người bù vào cho họ?  Hợp đồng thuê đất của các hộ dân vẫn còn đó, cứ tưởng sẽ có hướng đi phát triển kinh tế mới, tạo nguồn kinh tế vững mạnh cho gia đình và những người dân ở trên địa bàn nhưng vì Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới mà họ phải trả lại đất cho nhà nước, số tiền đầu tư cũng biến mất không được bất kỳ cơ quan nào bồi thường, hỗ trợ trả cho họ. Sự bất công đó dẫn đến nợ nần chống chất, công việc bấp bênh, kinh tế suy yếu cho các hộ dân trồng sen và cả những người dân địa phương cũng mất đi công việc có nguồn thu nhập dồi dào.  Con đường phát triển kinh tế của các hộ dân phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam sẽ đi đâu? về đâu? Sự công bằng mà đáng lẽ các hộ dân trồng sen nhận được sẽ do ai trả? 
Trong hệ thống pháp luật và các cơ quan chức năng của Việt Nam, Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và Cảnh sát giao thông (CSGT) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội và giao thông. Dù có nhiệm vụ chính khác nhau, đôi khi CSCĐ cũng phải đối mặt với các tình huống liên quan đến vi phạm giao thông. Vậy quyền hạn và nhiệm vụ của CSCĐ trong việc xử lý vi phạm giao thông là gì? Hãy cùng Vietlawyer tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Cảnh sát cơ động là ai? -Căn cứ Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022 có quy định như sau: Điều 3. Vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Theo quy định trên có thể hiểu Cảnh sát cơ động là một lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp  trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. - Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát cơ động được quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022: Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động 1. Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. 2. Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố. 3. Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây: a) Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức; b) Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự; c) Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; d) Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự. 4. Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động. 5. Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật. 6. Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 7. Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định. 8. Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan. Điều 10. Quyền hạn của Cảnh sát cơ động 1. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật này. 2. Được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; b) Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; c) Sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho Cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. 3. Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 4. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 5. Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định tại Điều 16 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan. 6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân theo quy định tại Điều 13 của Luật này để chống khủng bố, giải cứu con tin. 7. Các quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, ta có thể hiểu Cảnh sát cơ động có các nhiệm vụ: bảo vệ an ninh trật tự, xử lý tình huống khẩn cấp, đảm bảo trật tự công cộng và hỗ trợ các lực lượng khác. 2. Quyền hạn của Cảnh sát cơ động trong xử lý vi phạm giao thông Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý hành vi vi phạm luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động 1. Tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động. 2. Thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật. 3. Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. ... Và theo Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định chi tiết nhiệm vụ quyền hạn cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát như sau: Điều 7. Nhiệm vụ 1.Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật. 3.Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến,địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát. 4.Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 5.Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Điều 8.Quyền hạn 1.Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. 2.Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền. 3.Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. 4.Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 5.Sử dụng vũ khí, công cụ hỗtrợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. 6.Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.  Như vậy, căn cứ các quy định trên, Cảnh sát cơ động trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo đó, Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm sau: - Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định; - Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; - Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; - Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; - Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; - Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; - Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; - Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; - Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; - Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe; - Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
 
hotline 0927625666