Xét xử hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Hai cựu Bộ trưởng nói gì về số tiền nhận của Việt Á?

(Dân trí) - Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khai việc nhận hàng triệu USD là do Phan Quốc Việt chủ động chứ không gợi ý. Còn ông Chu Ngọc Anh nói không hề biết trong túi quà của Việt có tiền.

Phiên xét xử sơ thẩm đại án Việt Á diễn biến căng thẳng ngay trong ngày đầu tiên và kết thúc khi trời đã tối muộn.

Khoảng 18h30 ngày 3/1, 38 bị cáo mới lần lượt rời phòng xét xử của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, bị áp giải lên xe chuyên dụng.

Hai cựu Bộ trưởng nói gì về số tiền nhận của Việt Á?

Trong phần thẩm vấn về cáo buộc nhận hối lộ từ Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tháng 2/2020, khi tình hình dịch Covid-19 có nhiều phức tạp, ông được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bối cảnh lúc đấy rất cấp bách, chỉ đúng 2 ngày trước khi nhận được đề nghị cấp phép cho kit test của Việt Á, ông mới biết đến sản phẩm này.

Và dù "không tin Việt Á sản xuất được kit test" song ông Long đã cho phép ông Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng thuộc Bộ Y tế) cấp phép tạm thời cho kit test của Việt Á trong 6 tháng. Theo ông Long, mục đích khi đó hoàn toàn là vì công tác chống dịch Covid-19.

Nhật ký xét xử Việt Á: Hai cựu Bộ trưởng khai không đòi quà - 1

Bị cáo Nguyễn Thanh Long tại phiên tòa (Ảnh: Phương Nguyễn).

Tại tòa, ông Long khẳng định Phan Quốc Việt có nhờ nhiều người tác động nhưng ông không có bất kỳ ưu ái nào cho Việt Á.

Đồng thời, ông cũng từ chối giới thiệu Việt Á đến các đơn vị thuộc Bộ Y tế bởi theo vị cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, mọi việc phải công bằng, đơn vị nào đấu thầu được sản phẩm nào thì dùng sản phẩm đấy. 

Song cựu Bộ trưởng cũng thừa nhận đã cầm của Việt Á 2,25 triệu USD thông qua thư ký của mình là Nguyễn Huỳnh. 

Việc nhận tiền diễn ra sau 10 tháng kit test của Việt Á được cấp phép lưu hành chính thức; khi đưa tiền Huỳnh nói Việt Á làm ăn được nên tự "cảm ơn".

Ông Long khai, việc nhận tiền diễn ra nhiều lần nhưng do Việt chủ động chứ ông không "gợi ý".

Về số tiền 2,25 triệu USD đã nhận, bị cáo Long cho hay đến nay đã tác động gia đình khắc phục toàn bộ.

Nhật ký xét xử Việt Á: Hai cựu Bộ trưởng khai không đòi quà - 2

Cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh tại phiên tòa chiều 3/1 (Ảnh: N.P.).

Về phần cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh, bị cáo này cũng khẳng định ông ký quyết định giao đề tài nghiên cứu kit test Covid-19 cho Học viện Quân y chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp thực hiện, là do tình thế chống dịch cấp bách.

Theo vị cựu Bộ trưởng KH&CN, một đề tài nghiên cứu sẽ trải qua nhiều giai đoạn nghiệm thu nhưng đối với đề tài nghiên cứu kit test Covid-19, do rất cấp bách nên chưa có chương trình nghiệm thu trong kế hoạch.

Về việc nhận 200.000 USD từ Phan Quốc Việt, cựu Bộ trưởng khai không hề biết trong "túi quà cảm ơn" Việt đưa tại văn phòng ông có chứa tiền. Mãi sau này khi phát hiện có tiền trong túi, bị cáo đã cất tiền vào vali, bảo nhân viên đưa về nhà để khi nào có dịp sẽ trả lại Phan Quốc Việt.

Sau đó, do bận chống dịch trong thời gian dài nên ông không có cơ hội gặp Việt để trả lại tiền. "Đây là điều rất đau xót của bị cáo", ông Chu Ngọc Anh nói trước tòa.

Hàng triệu USD "chia sẻ lợi ích trên tinh thần là người Á Đông"

Nói về những khoản tiền đô la "khủng" chi cảm ơn cho nhiều người, Phan Quốc Việt cho biết, đầu tháng 3/2020, kit test Covid-19 của Việt Á được cấp phép lưu hành tạm thời và đến tháng 12/2020 mới được Bộ Y tế cấp phép chính thức. 

Nhật ký xét xử Việt Á: Hai cựu Bộ trưởng khai không đòi quà - 3

Bị cáo Phan Quốc Việt (Ảnh: Hải Nam).

Việt thấy các cán bộ đã từng giúp mình đều rất vất vả, tận tâm, chu đáo nên muốn chia sẻ lợi ích trên tinh thần là người Á Đông.

Phan Quốc Việt khai đã đưa cho cựu Vụ phó Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD; ông Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) 100.000 USD; cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh 200.000 USD...

Riêng cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và thư ký của ông này là Nguyễn Huỳnh được Việt đưa tổng cộng 2,25 triệu USD và 4 tỷ đồng.

Việt giãi bày, số tiền đã đưa cho các cựu quan chức Việt phải mượn "nóng" của bạn bè vì thời điểm năm 2020, công ty chưa được thanh toán nên chưa có nguồn thu.

Tổng Giám đốc Công ty Việt Á tự mình xách tiền USD từ TPHCM ra Hà Nội đưa cho các cựu quan chức.

Ghi nhận trong ngày xét xử đầu tiên 3/1, HĐXX tập trung xét hỏi những bị cáo thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phan Quốc Việt và cấp dưới... Trước bục khai báo, hầu hết các bị cáo đồng ý với những cáo buộc của cơ quan điều tra, cơ quan công tố.

Thậm chí, ông Chu Ngọc Anh còn đánh giá những cáo buộc là "xác đáng", bản cung và kết luận điều tra rất "nhất quán".

Ngày xét xử đầu tiên chỉ có một vài "điểm vênh" liên quan bị cáo Phạm Công Tạc - cựu Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ.

Ông Tạc mong muốn HĐXX xem xét lại vai trò, trách nhiệm của bản thân trong vụ án cũng như ở vị trí khi còn công tác. Đặc biệt, bị cáo này phủ nhận cáo buộc nhận 50.000 USD từ Phan Quốc Việt.

Ông Tạc khẳng định trong túi quà Tết mà Việt đưa cho bị cáo chỉ có 100 triệu đồng và hiện gia đình ông đã khắc phục 80 triệu đồng.

Hôm nay 4/1, HĐXX tiếp tục phần thẩm vấn đối với các bị cáo. Dự kiến phiên xét xử kéo dài 20 ngày.

Nguồn: Nguyễn Hải và Hải Nam

Chưa có thống kê chính thức, nhưng ở Việt Nam có lẽ có hàng nghìn các công ty luật khác nhau, hoạt động đa ngành nghề lĩnh vực. Vậy nên việc tìm kiếm được 1 công ty luật có đủ trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ nhiệt huyết, tâm huyết và trách nhiệm để đồng hành với khách hàng là một việc rất khó khăn;

Luật Phương Bình, xin được chia sẻ 6 lý do giúp bạn đưa ra quyết định và quyết định chọn Công ty Luật THHH Phương Bình là người đồng hành, tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

1. Đội ngũ Luật sư trình độ cao:

- Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp;

- Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

- Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Luật sư là Công An (về hưu), Giám đốc pháp chế các tập đoàn, ngân hàng, Giảng viên các trường đại học, học viện tư pháp...

- Đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý nhiệt tình được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt.

2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm:

- Đội ngũ Luật sư sáng lập đều trên 40 tuổi (sinh năm 1981, 1982) và có đến 17 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Tài chính Ngân hàng, Hôn nhân và gia đình...

- Trong quá làm việc đã tư vấn, tranh tụng và giải quyết nhiều vụ việc khó, có giá trị lớn trong mọi lĩnh vực.

3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực

- Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bớt phần bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đứng trước phiên tòa hoặc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

- Luật Phương Bình luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn nỗ lực học tập, tìm hiểu, phấn đấu để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.

- Luật Phương Bình bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng.

4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý

- Luật sư bảo vệ tại Luật Phương Bình luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng;

- Chúng tôi luôn mong muốn có được nhiều khách hàng hơn là nhiều lợi nhuận mà ít khách hàng, vì thế chính sách giá hợp lý luôn được Luật Phương Bình áp dụng trong suốt quá trình phát triển của mình.

5. Tiết kiệm thời gian

Luật sư tại Phương Bình với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn tư vấn, đại diện, bảo vệ,... vậy nên, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.

Với vài trò là Luật sư, chúng tôi luôn tuân thủ các trình tự thủ tục thời gian làm việc của các quan nhà nước để đảm bảo rằng, không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, công việc của khách hàng.

6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng

- Thực hiện việc trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu;

- Chia sẻ, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân, cùng cơ quan nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm, đúng thủ tục...nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số Luật Phương Bình sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng. Luật Phương Bình sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.

Với sologan "Luật sư Việt - Luật sư của bạn!", chúng tôi luôn đồng hành gắn bó, tư vấn, bảo vệ và chia sẽ cùng khách hàng. Và luôn lắng nghe, cầu thị, học tập để có được sự tin yêu từ khách hàng.

Công ty Luật Phương Bình xin được gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý thân chủ, đã ủng hộ, giúp đỡ và tin tưởng chúng tôi trong những năm qua.

Được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2021, với đội ngũ Luật sư đông đảo, có thâm niên công tác trong ngành đều trên 10 năm, giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó Công ty Luật Phương Bình còn có đội ngũ cố vấn là các Tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên, giám đốc pháp chế, công an (nghỉ hưu) lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra với đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý trẻ, năng động, tài năng, nhiệt tình, được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Chúng tôi, đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa để khách hàng thất vọng trong những năm qua.

Tại Phương Bình, Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ: Thủ tục hành chính, tư vấn, tranh tụng, trong các lĩnh vực:

- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp theo vụ việc và thường xuyên;

- Tư vấn, tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong các vụ án hình sự;

- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc/vụ án tranh chấp dân sự;

- Tư vấn định hướng luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động;

- Tư vấn, đại diện theo quỷ quyền để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cử luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, đại diện cho thân chủ trong các vụ án, vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài;

- Và các vụ án, vụ việc về kinh doanh thương mại, hành chính, sở hữu trí tuệ...

Dù là vụ án, vụ việc nào với tâm đức của mình, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc trách nhiệm của mình, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ).

Với thế mạnh của mình, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển để thu hút nhân tài, mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyên sâu những nghiệp vụ pháp luật, nghiệp vụ tố tụng, kỹ năng giải quyết vụ việc... để hoàn thành tốt hơn, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình.

Và luôn hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng.

Trân trọng.

Banner bài biết

BẠN ĐANG QUAN TÂM

Từ ngày 1.7.2025, Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 chính thức có hiệu lực và đưa vào thi hành. Một trong những thay đổi quan trọng là quy định về điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào. Cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây: Căn cứ tại Khoản 2, Điều 14, Luật Giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương III Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: - Có hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo quy định. - Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ (quy định tại khoản 2 điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP). - Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định còn phải có: + Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung cấp dịch vụ + Hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ + Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt + Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu (trừ trường hợp không cần phải có tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan) + Phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có). Công thức tính thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT; Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh). Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Việc một người chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã sinh con là tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Trong trường hợp này, nhiều người thắc mắc: Liệu có được đăng ký khai sinh cho con không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp rõ ràng về vấn đề này dưới góc độ pháp luật hiện hành. 1. Điều kiện để kết hôn là bao nhiêu tuổi? Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Theo như phân tích trên bạn gái chưa đủ 18 tuổi. Độ tuổi chưa đủ để kết hôn. Nếu như chưa đủ tuổi mà kết hôn được xác định là vi phạm pháp luật. 2. Có được khai sinh cho con khi chưa đủ tuổi kết hôn không? Theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có xác định cháu bé là con chung của vợ chồng được sinh ra trước khi kết hôn nhưng được cha mẹ thừa nhận: 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Mọi trẻ em sinh ra có quyền được đăng ký khai sinh, do đó cháu bé hoàn toàn có quyền đăng ký khai sinh. Căn cứ khoản 2, Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau: 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. Theo đó, lúc này, chồng của bạn sẽ điền thông tin vào tờ khai nhận con, và đồng thời xuất trình chứng cứ chứng minh quan hệ cha con. Như vậy, theo các quy định trên thì thủ tục khai sinh cho con không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ cho nên bạn có thể đăng ký khai sinh cho con. Khi khai sinh thì theo quy định của Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn không bắt buộc phải thực hiện thủ tục nhận con thì con mới được mang họ cha. Nếu chồng bạn có yêu cầu được nhận cha, con thì thủ tục được thực hiện như sau tại khoản 2, Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: 1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. 2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm: a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch; c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này. Như vậy, trong trường hợp này, bạn và chồng bạn sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con và thủ tục nhận con đồng thời theo trình tự và những giấy tờ như trên. Thủ tục này bạn và chồng bạn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn hoặc chồng bạn cư trú. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.
Từ ngày 1/7/2025, Nghị định số 117/2025/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân chính thức có hiệu lực. Luật quy định cụ thể về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của cá nhân kinh doanh. Đây được đánh giá là bước tiến quan trọng nhằm minh bạch hóa nghĩa vụ thuế trong lĩnh vực kinh doanh số, góp phần chống thất thu thuế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin pháp lý mà cá nhân kinh doanh online cần lưu ý: 1. Các sàn thương mại điện tử có chức năng thanh toán chính thức phải khai, nộp thuế cho cá nhân Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 117/2025/NĐ-CP, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong và ngoài nước thuộc đối tượng khấu trừ, nộp thuế thay (bao gồm chủ sở hữu trực tiếp quản lý nền tảng thương mại điện tử hoặc người được ủy quyền quản lý nền tảng thương mại điện tử) có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay như sau: - Thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay số thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với mỗi giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ phát sinh doanh thu ở trong nước. - Thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay hộ, cá nhân cư trú số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với mỗi giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ phát sinh doanh thu: trong và ngoài nước của cá nhân cư trú; và trong nước của cá nhân không cư trú. 2. Sàn thương mại điện tử khấu trừ thuế cho cá nhân kinh doanh ngay khi thanh toán Theo khoản 1, Điều 5, Nghị định 117/2025/NĐ-CP, thời điểm sàn TMĐT khấu trừ thuế cho hộ, cá nhân knh doanh là ngay khi xác nhận giao dịch thành công và chấp nhận thanh toán đối với giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng thương mại điện tử cho hộ, cá nhân. 3. Cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không có chức năng thanh toán phải tự kê khai, nộp thuế Theo Điều 8 và Điều 9, Nghị định 117/2025/NĐ-CP, có quy định cá nhân cư trú/ không cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng TMĐT không có chức năng thanh toán sẽ phải tự trực tiếp thực hiện nộp thuế đối với hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng TMĐT theo tỷ lệ % trên doanh thu.      Tỷ lệ % tính thuế GTGT thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT như sau:  - Hàng hóa: 1% - Dịch vụ: 5% - Vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: 3%     Tỷ lệ % tính thuế TNCN được thực hiện theo quy định của Luật Thuế TNCN như sau: - Đối với cá nhân cư trú: Hàng hóa (0,5%); Dịch vụ (2%); Vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa (1,5%) - Đối với cá nhân không cư trú: Hàng hóa (1%); Dịch vụ (5%); Vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa (2%) Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.  
Theo quy định mới, doanh nghiệp cần phải đăng ký định danh điện tử trước ngày 01/7/2025. Công ty Luật Phương Bình hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID như sau: Hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID (Hình từ internet) 1. Trước 01/7/2025, doanh nghiệp phải thực hiện định danh điện tử Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì tài khoản được tạo lập bởi Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cấp cho cơ quan, tổ chức được sử dụng đến hết ngày 30/6/2025. Như vậy, từ ngày 1/7/2025, các tài khoản này sẽ không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp sẽ phải sử dụng tài khoản định danh điện tử trên VNeID để truy cập và kết nối với các hệ thống thông tin hành chính. Nếu không đăng ký tài khoản định danh, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. 2. Hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID Để đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp trên VNeID, cá nhân thực hiện theo các bước sau đây:  Bước 1: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hoặc người được người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu ủy quyền thực hiện đăng nhập tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID => Chọn Định danh tổ chức. Bước 2: Tại màn hình Đổi tài khoản => Chọn Đăng ký định danh tổ chức Bước 3: Xác thực passcode hoặc xác thực bằng vân tay/khuôn mặt. Bước 4: Chọn loại đăng ký định danh tổ chức. Bước 5: Nhập thông tin tổ chức. Bước 6: Xác thực passcode hoặc xác thực bằng vân tay/khuôn mặt. Bước 7: Tạo yêu cầu đăng ký thành công, xem lại yêu cầu. Thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với doanh nghiệp  Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 12 Nghị định 69/2024/NĐ-CP như sau:  - Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hoặc người được người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu ủy quyền sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình đăng nhập Ứng dụng định danh quốc gia, cung cấp các thông tin theo hướng dẫn và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức sau khi được sự đồng ý của toàn bộ người đại diện theo pháp luật khác của tổ chức (nếu có). Trường hợp nộp trực tiếp, người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được ủy quyền thực hiện kê khai Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử dùng cho cơ quan, tổ chức theo mẫu TK02 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP, nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử hoặc cơ quan quản lý căn cước nơi thuận tiện. - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin về cơ quan, tổ chức trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Trường hợp thông tin về cơ quan, tổ chức chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì thực hiện xác minh thông tin về cơ quan, tổ chức. - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử cho người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử. Trường hợp không đủ điều kiện cấp tài khoản định danh điện tử thì cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo bằng văn bản, tin nhắn hoặc qua tài khoản định danh điện tử của người thực hiện đăng ký. Trên đây là hướng dẫn đăng ký định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên VNeID, Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật Phương Bình để được giải đáp.
Khi thực hiện các giao dịch bất động sản, một trong những vấn đề quan trọng mà người dân cần chú ý chính là mức đóng thuế trước bạ khi sang tên Sổ đỏ. Hiểu rõ về thuế trước bạ sẽ giúp người dân chuẩn bị tốt hơn cho các thủ tục pháp lý liên quan. Vậy mức quy định của loại thuế cần đóng là bao nhiêu? Công ty Luật Phương Bình xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Giải thích cách gọi: - Thuế trước bạ là cách thường gọi dùng để chỉ lệ phí trước bạ. - Sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng là cách người dân thường gọi dùng để chỉ việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở (gọi tắt là nhà đất). Mức đóng thuế trước bạ khi sang tên Sổ đỏ Căn cứ Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi sang tên Giấy chứng nhận được xác định theo công thức sau:       Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ Trong đó, giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất được quy định như sau: Trường hợp 1: Giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà cao hơn giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là giá tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà. Được tính cụ thể theo công thức sau: Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x Giá chuyển nhượng (tổng số tiền phải trả ghi trong hợp đồng) Ví dụ: Ông A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông B thửa đất 100m2, giá đất theo bảng giá đất là 10 triệu đồng/m2 nhưng tổng số tiền ông B trả cho ông A là 02 tỷ đồng (20 triệu đồng/m2), khi đó lệ phí trước bạ ông B nộp khi đăng ký sang tên Giấy chứng nhận tính như sau: Lệ phí trước bạ = (100m2 x 20 triệu đồng) x 0.5% = 10 triệu đồng Trường hợp 2: Giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà bằng hoặc thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành * Cách tính lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất Lệ phí trước bạ = 0.5% x Diện tích x Giá 01m2 tại bảng giá đất * Cách tính lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu nhà ở Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Diện tích x Giá 01m2 x Tỷ lệ % chất lượng còn lại) Trong đó: - Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ (giá 01m2 do UBND cấp tỉnh quy định nên để tính chính xác phải xem trong quyết định của UBND từng tỉnh thành). - Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại do UBND cấp tỉnh ban hành (khấu trừ theo thời gian). Trường hợp được miễn thuế trước bạ Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ, trong đó Khoản 10 Điều 10 Nghị định này nêu rõ trường hợp nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa một số người được miễn lệ phí trước bạ, cụ thể: "Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." Như vậy, khi nhận thừa kế hoặc nhận tặng cho nhà, đất giữa những người thuộc mối quan hệ trên sẽ được miễn lệ phí trước bạ. Mặc dù được miễn lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải kê khai để Nhà nước quản lý. Hướng dẫn khai, nộp lệ phí trước bạ * Hồ sơ khai lệ phí trước bạ: Thành phần hồ sơ ban hành kèm theo Phụ lục 1 Danh mục hồ sơ khai thuế Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế, gồm: Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu 01/LPTB tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế. Giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật; Bản sao Giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản. Bản sao Giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có); Giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ trong một số trường hợp quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Trường hợp chứng minh mối quan hệ trong gia đình thuộc diện miễn lệ phí trước hạ theo quy định tại Thông tư số 43/2023/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 80/2021/TT-BTC). Bản sao các Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ trước bạ đối với đất và nhà gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định (nếu có). Số lượng hồ sơ: 01 bộ. * Nơi nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ) nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông nơi có bất động sản. (nộp cùng với hồ sơ đăng ký sang tên Giấy chứng nhận). * Thời hạn nộp lệ phí: Người nộp lệ phí trước bạ nộp tiền vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo. * Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền) chuyển đến. * Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thuế. * Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo nộp lệ phí trước bạ. * Phí, lệ phí: Không có. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Phương Bình, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://phuongbinhlaw.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thông tin trong giấy tờ tùy thân cũ của các cá nhân không còn khớp với địa chỉ mới. Do vậy, vấn đề "sáp nhập tỉnh xã có cần đổi giấy tờ tùy thân không" đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy, người dân có cần thay đổi giấy tờ tùy thân khi sáp nhập tỉnh, xã? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Sáp nhập tỉnh, xã có cần thay đổi giấy tờ tùy thân? Theo Điều 10 Nghị quyết số 190/2025/QH15 quy định: Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp 1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền. 2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 cũng quy định, một trong những trường hợp cầ cấp đổi thẻ căn cước là "Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính". Như vậy, khi thực hiện sáp nhập tỉnh, xã, người dân không bắt buộc phải đổi giấy tờ tùy thân nếu giấy tờ chưa hết hạn. Các cơ quan, tổ chức không được yêu cầu người dân phải thực hiện thủ tục cấp đổi giấy tờ trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức lại bộ máy nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chi phí cấp đổi căn cước khi thay đổi sáp nhập tỉnh, xã Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2030 quy định: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới đơn vị hành chính." Như vậy, các cơ quan nhà nước sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc chuyển đổi giấy tờ cá nhân khi có sự thay đổi do sáp nhập tỉnh, xã mà không thu bất kỳ khoản phí nào. Ai phải đổi lại căn cước trong năm 2025? Thẻ Căn cước là giấy tờ nhân thân vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Trong năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần chú ý đi làm lại thẻ Căn cước theo quy định. Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định, công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Thẻ Căn cước công dân/thẻ Căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ thì có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo. Mà trong năm 2025, những người sinh năm 2011, 2000, 1985, 1965 lần lượt sẽ bước sang tuổi 14, 25, 40 và 60. Theo đó, người sinh năm 2011 chưa có thẻ Căn cước thì nên đi làm thẻ Căn cước ngay khi đủ tuổi. Còn những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần đi làm thẻ Căn cước mới trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp sau thì không phải làm thẻ căn cước: - Người sinh năm 2000 đã làm Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước trong khoảng thời gian đủ 23 - 25 tuổi thì thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước sẽ có thời hạn đến ngày sinh nhật năm 2040. - Nếu người sinh năm 1985 đã làm thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước trong khoảng thời gian đủ 38 đến lúc đủ 40 tuổi thì thẻ Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước sẽ có thời hạn đến ngày sinh nhật năm 2045. - Người sinh năm 1965 đã làm Căn cước công dân hoặc thẻ căn cước lúc mình đủ 58 tuổi đến lúc đủ 60 tuổi thì Căn cước công dân đó sẽ được sử dụng đến cuối đời. Ngoài ra, Điều 24 Luật Căn cước 2023 cũng quy định những trường hợp công dân cần phải đổi từ CCCD sang thẻ căn cước gồm: - Có sự thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh trên giấy tờ. - Có sự thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân. - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. - Khi bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được. - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc ở nước ta hiện nay. Việc quy định đây là bảo hiểm bắt buộc nhằm mang lại sự công bằng về chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo mọi công dân đều có cơ hội được khám chữa bệnh, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ bớt đi gánh nặng tài chính khi ốm đau. Trong nhiều trường hợp, Nhà nước ta còn có chính sách hoàn trả tiền đóng BHYT. Vậy, tiền đóng BHYT được hoàn trả khi nào? Công ty Luật Phương Bình xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 04 trường hợp được hoàn trả tiền đóng BHYT 2025 Theo Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 và Quyết định 896/QĐ-BHXH 2021 quy định, người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 04 trường hợp sau: (1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008) - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. - Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ: Tính từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng. (2) Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. - Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ: Tính từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực. (3) Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. - Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ: Tính từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng. (4) Do đóng trùng - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. - Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ: Tính từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng. (Trường hợp đóng trùng được hoàn trả tiền đóng BHYT theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 20 và Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 20 Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017) Thủ tục hoàn trả tiền đóng BHYT 2025 Thủ tục hoàn trả tiền do đóng trùng hoặc đóng theo đối tượng mới (1) Trường hợp thực hiện thông qua đại lý thu/nhà trường Bước 1: Lập, nộp hồ sơ gửi Đại lý thu/Nhà trường Người tham gia lập Tờ khai TK1-TS, nộp cho Đại lý thu/Nhà trường. Bước 2: Đại lý thu/Nhà trường tiếp nhận hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH Sau khi nhận hồ sơ, các đơn vị này nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo 01 trong các hình thức sau: - Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia; - Qua Bưu chính; - Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Bước 3: Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký * Thời hạn thực hiện: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. * Kết quả giải quyết: Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHYT do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại nhà trường hoặc đại lý thu hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh). (2) Trường hợp cá nhân người có thẻ trực tiếp thực hiện Bước 1: Lập, nộp hồ sơ gửi Cơ quan BHXH Người tham gia BHYT lập Tờ khai TK1-TS và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo 01 trong các hình thức sau: - Qua giao dịch điện tử: Người tham gia đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính. - Qua Bưu chính. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ Bước 3: Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký * Thời hạn thực hiện: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. * Kết quả giải quyết: Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHYT do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại nhà trường hoặc đại lý thu hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh). Thủ tục hoàn trả tiền do bị chết (1) Trường hợp thực hiện qua đại lý thu Bước 1: Nộp hồ sơ (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) do thân nhân của người chết lập; Văn bản chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính Giấy chứng tử để đối chiếu đối với trường hợp chết.) - Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia; - Qua Bưu chính; - Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Bước 2: Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký * Thời hạn thực hiện: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. * Kết quả giải quyết: Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), tiền hoàn trả. (2) Trường hợp thân nhân người chết nộp hồ sơ Bước 1: Nộp hồ sơ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Thân nhân người tham gia nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo một trong các hình thức sau: - Qua giao dịch điện tử: thân nhân người tham gia đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính; - Qua Bưu chính - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Bước 2: Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký * Thời hạn thực hiện: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. * Kết quả giải quyết: Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), tiền hoàn trả. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Phương Bình, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://phuongbinhlaw.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Công chứng di chúc đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận và bảo vệ quyền lợi của người để lại khi chuyển nhượng tài sản, đặc biệt là bất động sản. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được công chứng di chúc, nhất là đối với công chứng di chúc nhà đất. Vậy, pháp luật quy định trường hợp nào bị từ chối công chứng di chúc nhà đất? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Công chứng di chúc là gì? Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” Trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc không có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, di chúc có công chứng, di chúc có chứng thực. Người lập di chúc có quyền công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc người dân cần biết một số trường hợp bị từ chối. Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014, nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì bị từ chối công chứng di chúc: - Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc (người lập di chúc không được ủy quyền mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc). - Công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó. Lưu ý: Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó. Ngoài 02 trường hợp bị từ chối như trên thì pháp luật còn quy định những người không được công chứng, chứng thực di chúc, cụ thể: Căn cứ Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2015, công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. - Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. - Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Nếu công chứng viên vẫn công chứng, người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn vẫn thực hiện thủ tục chứng thực thì di chúc đó sẽ không hợp pháp. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666