Tất cả sản phẩm

Số lượng người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay không phải ít. Vậy khi đó, cần sử dụng mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài nào? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Ly hôn với người nước ngoài là gì? Theo Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn với người nước ngoài hay chính là ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm các trường hợp: - Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài - Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam. Trong hai trường hợp này sẽ thực hiện thủ tục ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. - Ly hôn giữa công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn. Trong trường hợp này, việc ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước mà công dân Việt Nam thường trú (nơi thường trú chung của vợ chồng). Nếu họ không có nơi thường trú chung thì sẽ giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Đơn ly hôn với người nước ngoài Đơn ly hôn thuận tình Cũng giống các vụ ly hôn thuận tình của công dân Việt Nam tại Việt Nam, theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP, mẫu đơn ly hôn thuận tình với người nước ngoài cũng được sử dụng với mẫu như sau: Đơn ly hôn đơn phương Tương tự như ly hôn thuận tình, mẫu đơn ly hôn đơn phương với người nước ngoài cũng sử dụng mẫu đơn nêu tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau: Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong đời sống xã hội hiện nay, giao dịch dân sự thông qua hình thức hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương ngày càng thông dụng và phổ biến, tuy nhiên để các giao dịch dân sự này có hiệu lực thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật dân sự. Vậy điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Giao dịch dân sự là gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được định nghĩa như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc, hứa thưởng,.. Hình thức của giao dịch dân sự Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm: - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. - Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: “Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Thứ nhất, theo như pháp luật dân sự, để có thể thực hiện được giao dịch dân sự thì cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp. Vì theo pháp luật quy định, không phải cá nhân nào cũng đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Có những cá nhân chưa hình thành, có những cá nhân mất và có những cá nhân hạn chế năng lực pháp luật và hành vi dân sự.  Thứ hai, Chủ thể phải thực hiện giao dịch tự nguyện. Đây là một biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi ích liên quan của những chủ thể có vai trò trong giao dịch dân sự. Trong thực tế, nhiều trường hợp có những cá nhân không tự nguyện và bị cưỡng ép hay uy hiếp để thực hiện dân sự do đó để tránh những hành vi đó nên pháp luật tôn trọng sự tự nguyện và vô hiệu hóa các giao dịch dân sự không có sự tự nguyện. Thứ ba, giao dịch dân sự phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật , không được vi phạm pháp luật và trái đạo đực xã hội. Có thể mục đích hoặc phương thức của giao dịch dân sự vi phạm điều này. Ví dụ: Mang thai hộ, buôn bán các chất cấm, … Cuối cùng, trong một số trường hợp pháp luật có quy định thì hình thức cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Ví dụ: trong một số giao dịch pháp luật yêu cầu phải có văn bản công chứng chứng thực cho giao dịch. Tuy nhiên trong một số trường hợp giao dịch dân sự có thể thỏa thuận bằng miệng hoặc văn bản có chữ kí hai bên. Do đó trong những trường hợp này hình thức trở thành một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu Có 07 trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu như sau: - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. (Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. (Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015) Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định. Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu Tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. - Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 Bộ luật Dân sự 2015 là 02 năm, kể từ ngày: + Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch; + Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối; + Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép; + Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch; + Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. - Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. - Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
1. Thông tin về sáp nhập tỉnh thành 2025 tại Kết luận 126 của Trung ương Tại Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị và Ban Bí thư có nêu rõ định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh, thành. Theo đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư giao Đảng uỷ Chính phủ xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; Song song đó, đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025. Đồng thời giao Đảng uỷ Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); Bên cạnh đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư cũng đã giao Đảng uỷ các cơ quan Đảng Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Đảng uỷ Tòa án nhân dân tối cao, Đảng uỷ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, tham mưu về mô hình cơ quan (toà án, viện kiểm sát) theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan; Có thể thấy, thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định 05 điều kiện phải bảo đảm khi sáp nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm: (1) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (2) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương; (3) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (4) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân; (5) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2. Chia sẻ thông tin sáp nhập các tỉnh thành không đúng, bị phạt thế nào? Mấy ngày gần đây, có một số page, tài khoản cá nhân mạng xã hội đã chia sẻ việc sáp nhập các tỉnh thành khi chưa có thông tin chính thức. Việc tung tin sai sự thật có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo qy định khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP mức phạt đối với các hành vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: -  Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi như: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;... Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Do đó, có thể thấy, cá nhân có hành vi tung thông tin sáp nhập các tỉnh thành không đúng sự thật có thể bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng; tổ chức vi phạm có thể phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP còn nêu rõ, chủ thể thực hiện hành vi tung thông tin sáp nhập các tỉnh thành giả mạo còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin theo quy định.
1. Sổ đỏ cấp sai vị trí đất, người dân phải xử lý như thế nào? Căn cứ tại khoản 1 Điều 152 Luật đất đai 2024 quy định những trường hợp đính chính Sổ đỏ bao gồm: - Có sai sót về thông tin của người được cấp Giấy chứng nhận so với thông tin tại thời điểm đính chính. - Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ được kê khai khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc được thể hiện trong văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai. Như vậy, nếu quá trình cấp Sổ đỏ có sai sót hoặc nhầm lẫn thông tin dẫn đến sai thông tin cá nhân, cấp sai vị trí đất (sai số ô, số thửa, số tờ bản đồ...) so với hồ sơ kê khai ban đầu đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra, xác nhận thì người dân có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đính chính Sổ đỏ. 2. Sổ đỏ cấp sai vị trí đất có bị thu hồi hay không? Tại khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2024 có quy định việc thu hồi Sổ đỏ được thực hiện đối với các trường hợp sau: - Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích ghi Giấy chứng nhận (GCN). - Khi cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận. - Giấy chứng nhận đã cấp không đúng những thông tin sau tại thời điểm cấp: Thẩm quyền Đối tượng sử dụng đất Diện tích đất Mục đích sử dụng đất Thời hạn sử dụng đất Nguồn gốc sử dụng Không đủ điều kiện được cấp - Giấy chứng nhận đã cấp bị Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy. - Trường hợp đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa, cơ quan thi hành án mà người phải thi hành án không nộp lại GCN đã cấp. Theo đó, nếu Sổ cấp sai vị trí mà dẫn đến không đúng diện tích đất được cấp hoặc trong quá trình đính chính sổ đỏ mà có yêu cầu cấp đổi Sổ đỏ thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi Sổ đỏ đã cấp trước đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xây nhà vượt quá diện tích đất trên Sổ đỏ có sao không? Trong bài viết này, Vietlawyer xin chia sẻ nội dung này như sau: 1. Xây nhà vượt quá diện tích là gì? Xây nhà vượt quá diện tích Sổ đỏ có sao không? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tên thường gọi "Sổ đỏ"). Trường hợp đất để xây dựng nhà ở, trong sổ đỏ sẽ thể hiện thông tin của phần diện tích đất này. Hiện nay, thường sử dụng khái niệm "đất thổ cư" để làm tên gọi cho đất ở. Cụ thể, đất phi nông nghiệp (thường dùng "đất thổ cư"), nằm trong khu dân cư, là loại đất cho phép ở, xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng phục vụ đời sống xã hội, đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đã được cơ quan nhà nước công nhận là đất thổ cư Như vậy, xây nhà vượt quá diện tích Sổ đỏ còn được hiểu là xây nhà vượt quá diện tích đất thổ cư ghi nhận trong Sổ đỏ, đây là hành vi vi phạm nguyên tắc sử dung đất đai được ghi nhận tại khoản 1 Điều 5 Luật đất đai 2024 và vi phạm nghĩa vụ chung của người sử dụng đất tại khoản 1 Điều 31 Luật đất đai 2024 như sau: Điều 5. Nguyên tắc sử dụng đất 1. Đúng mục đích sử dụng đất. Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất 1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo quy định khác của pháp luật có liên quan. Như đã nói ở trên, xây nhà vượt quá diện tích Sổ đỏ là hành vi vi phạm nguyên tắc sử dụng đất. Do đó, việc xây nhà vượt quá diện tích Sổ đỏ có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. 2. Làm thế nào để hợp pháp hóa phần diện tích xây vượt quá? Trường hợp xây nhà vượt quá phần diện tích đất ở ghi trong Sổ đỏ, để không vi phạm pháp luật, người có quyền sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phần diện tích vượt quá sang đất phi nông nghiệp. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Có nhiều trường hợp người sở hữu tài sản không có mặt tại nơi cư trú của mình vì nhiều lý do khác nhau, như đi công tác, du lịch, nhập viện, bị mất tích, bỏ trốn, bị bắt giữ, bị tuyên bố chết, v.v... Điều này đặt ra câu hỏi về việc quản lý tài sản của người vắng mặt, đảm bảo cho quyền lợi của người sở hữu và các bên liên quan. Vậy quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú được pháp luật quy định như thế nào? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Người vắng mặt tại nơi cư trú là gì?    Người vắng mặt tại nơi cư trú là người biệt tích 06 tháng liền trở lên. Thời gian biệt tích phải liên tục, không gián đoạn. Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định của pháp luật. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú    Quy định tại Điều 65 Bộ Luật Dân sự 2015 đề cập đến việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú khi người này đáp ứng đủ điều kiện và có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan tới Tòa án. Việc này mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân biệt tích cũng như của những người liên quan. Bằng cách này, việc quản lý tài sản sẽ giữ vững giá trị của chúng, ngăn ngừa mọi mất mát và thiệt hại có thể xảy ra.    Theo quyết định của Tòa án, những người sau đây được phân công quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:    + Người đang đảm nhận vai trò quản lý tài sản (theo sự ủy quyền của chính người bị xác định là vắng mặt tại nơi cư trú trước khi họ biệt tích);    + Người cùng là chủ sở hữu tài sản với người vắng mặt (quản lý tài sản chung);    + Vợ hoặc chồng đang quản lý tài sản trước khi người vắng mặt biệt tích;    + Con thành niên hoặc cha mẹ của người vắng mặt (trong trường hợp vợ hoặc chồng đang quản lý tài sản nhưng gặp các tình huống như: qua đời, mất khả năng hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, quản lý hành vi, hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự).    Nếu không có ai phù hợp trong các trường hợp trên, Tòa án có thể chỉ định người thân thích hoặc một người khác quản lý tài sản của người vắng mặt. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú    Tại Điều 67 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cụ thể như sau: “1. Quản lý tài sản của người vắng mặt. 2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. 3. Được thanh toán các chi phi cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.”    Điều 67 quy định về quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Khi những người được xác định theo Điều 65 là người quản lý tài sản thì ngoài những nghĩa vụ họ bắt buộc phải thực hiện, tương ứng với hoạt động quản lý, họ còn được pháp luật trao cho những quyền nhất định. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi việc quản lý tài sản không phải là nghĩa vụ pháp luật áp đặt bắt buộc phải thực hiện đối với các chủ thể này.    Theo đó, người quản lý có ba nhóm quyền sau:    Thứ nhất, người quản lý được quyền quản lý tài sản của người vắng mặt. Chính tên gọi pháp lý của chủ thể này đã xác định rõ ràng quyền cơ bản của họ là thực hiện việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Theo quy định của điều luật thì người quản lý sẽ thực hiện các xử sự, hành vi phù hợp để thực hiện trọn vẹn việc quản lý tài sản như: chiếm hữu, chăm sóc, kiểm tra,… để đảm bảo tài sản trong phạm vi kiểm soát của mình và giữ gìn tài sản được vẹn toàn về giá trị.    Thứ hai, người quản lý được quyền trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. Kết hợp cả quy định tại Điều 66 và Điều 67 thì đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người quản lý. Như vậy, trong những trường hợp bắt buộc, có yêu cầu, người quản lý phải thực hiện các nghĩa vụ này. Trong những trường hợp cần thiết, theo ý chí của chính họ, họ cũng được phép thực hiện việc trích tài sản mà mình đang quản lý để thực hiện thay các nghĩa vụ cho người vắng mặt với các chủ thể khác.    Thứ ba, người quản lý được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt. Để thực hiện việc quản lý tài sản, các chủ thể này cũng mất những công sức nhất định và các chi phí để đảm bảo cho sự tồn tại và vẹn nguyên của tài sản. Do đó, họ cần được thanh toán các chi phí cần thiết để thực hiện việc quản lý tài sản. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú    Điều 66 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý tài sản (xác định theo Điều 55) phải thực hiện. Theo đó, có bốn nhóm nghĩa vụ đối với người quản lý, bao gồm:    Thứ nhất, người quản lý phải giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. Nghĩa vụ này yêu cầu sự tận tâm và ý thức trách nhiệm của người quản lý. Đây cũng chính là mục đích trong việc giao tài sản của người vắng mặt cho người khác quản lý trong thời gian họ đang biệt tích.    Thứ hai: Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng: người quản lý phải bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Việc bản các tài sản có nguy cơ bị hư hỏng là để giữ được giá trị của tài sản. Tránh cho người vắng mặt bị thiệt hại về tài sản khi họ không đang trực tiếp thực hiện được việc chăm sóc, quản lý và định đoạt tài sản của mình.    Thứ ba: Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.    Người quản lý phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. Việc quản lý tài sản của người vắng mặt hướng tới sự cân bằng lợi ích của bản thân họ và lợi ích của những người mà họ có nghĩa vụ phải thực hiện. Do đó, trong những trường hợp người vắng mặt phải thực hiện các nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án như cấp dưỡng, trả nợ, thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác thì người quản lý có thể thực hiện thay cho người vắng mặt, trên cơ sở giá trị tài sản đang quản lý.    Thứ tư: Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết, nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường    Người quản lý phải giao tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết. Nghĩa vụ này được đặt ra để tránh tình trạng người quản lý lợi dụng tình trạng chiếm hữu tài sản trong thời gian chủ sở hữu vắng mặt để chiếm giữ tài sản. Vai trò của người quản lý tài sản được xác định là chấm dứt khi người vắng mặt trở về. Do đó, họ cần giao lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp tài sản bị thiệt hại xuất phát từ lỗi của người quản lý thì người quản lý còn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Đặt tên hộ kinh doanh dạy thêm có quy định cụ thể như thế nào? Trong bài viết này, Vietlawyer xin chia sẻ cụ thể nội dung này như sau: Hiện nay, Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên hộ kinh doanh cụ thể như sau: Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”; b) Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. 2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. 3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. 4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện. Như vậy, cách đặt tên hộ kinh doanh dạy thêm phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây: (1) Trong tên phải có cụm từ "Hộ kinh doanh" (2) Phải có tên gọi riêng được viết bằng các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. (3) Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng. (4) Không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. (5) Không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Con người từ khi sinh ra đã mang một giới tính nhất định. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, không phải lúc nào giới tính của một người cũng được hoàn thiện sẵn khi người đó ra đời. Lúc này, việc xác định lại giới tính cho họ là sự tôn trọng cũng như cần thiết. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định khi nào được xác định lại giới tính? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Khái niệm giới tính    Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006: “2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.”    Như vậy, giới tính chỉ sự khác biệt giới về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Theo đó, giới tính chỉ bao gồm nam và nữ. Khi nào được xác định lại giới tính    Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định: “1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.”    Như vậy, việc xác định giới tính của một người được thực hiện trong các trường hợp sau:    - Giới tính bị khuyết tật bẩm sinh: Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.    - Chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính: Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính. Nguyên tắc xác định lại giới tính    Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định lại giới tính như sau:    - Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.    - Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.    - Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân sau khi xác định lại giới tính    - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch;    - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Xử phạt hành chính về xác định lại giới tính    Các mức phạt hành chính về xác định lại giới tính được quy định tại Điều 45 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể:    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:    + Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;    + Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính (Ngoài ra người có hành vi vi phạm còn phải xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử).    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Đất trồng cây lâu năm rất phổ biến. Vậy đất trồng cây lâu năm là gì? Có được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm hay không? Công ty Vietlawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Đất trồng cây lâu năm là gì?    Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật đất đai 2024 (được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai): “2. Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần”    Gồm:    Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, cacao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…    Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…    Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…     Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,...); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm. Có được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm không?    Khoản 1 Điều 5 Luật đất đai 2024 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau: “1. Đúng mục đích sử dụng đất”    Căn cứ theo Luật đất đai hiện hành, đất sử dụng vào mục đích xây nhà ở (hay còn gọi là đất ở) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (tuy nhiên không phải tất cả các loại đất phi nông nghiệp đều có thể xây dựng nhà ở, mà chỉ có những loại đất được quy định là đất ở thì mới có thể xây dựng). Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.    Và theo quy định tại Điều 9 Luật đất đai 2024 thì đất trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp, không phải đất ở. Mục đích của đất trồng cây lâu năm là dùng trồng các loại cây nông nghiệp, không phải là đất có thể xây nhà ở.    Như vậy, việc xây nhà trên đất trồng cây lâu năm là trái với quy định của pháp luật về đất đai hiện hành. Hành vi này là vi phạm về nguyên tắc sử dụng đất, hay nói cách khác là sử dụng đất sai mục đích.    Tuy nhiên, vẫn có thể xây dựng nhà ở nếu như người sử dụng đất thực hiện thủ tục xin chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở và được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.    Lưu ý: Không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi sang đất thổ cư. Ngoài quy định chung của Luật đất đai thì còn tùy thuộc vào chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở từng địa phương.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Trên thực tế, nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi lưu trú là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của công dân cũng như trong nhiều văn bản pháp luật. Các thuật ngữ này dễ bị nhầm lẫn với nhau dẫn đến việc áp dụng sai quy định pháp luật. Vậy cư trú, thường trú, lưu trú, tạm trú được phân biệt như thế nào?  Công ty Luật VietLawyer  xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.   Cư trú Thường trú Tạm trú Lưu trú Khái niệm   Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). - Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. (Theo Khoản 2 Điều 2 và Khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú 2020)     Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. (Theo Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020)     Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. (Theo Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020)     Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. (Theo Khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020)   Điều kiện đăng ký  Điều kiện đăng ký thường trú:  (1) Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.  (2) Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:  - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;  - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;  - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.  (3) Trừ trường hợp quy định tại (2), công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:  - Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;  - Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.  (4) Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:  - Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;  - Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;  - Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;  - Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.  (5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.  (6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:  - Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;  - Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;  - Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.  (7) Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.  (8) Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. (Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020)   Điều kiện đăng ký tạm trú:  - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.  - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần  - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. (Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020)     Thông báo lưu trú:   Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. (Theo Khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020)   Thủ tục đăng ký  Thủ tục đăng ký thường trú:  - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.  - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.  - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.  - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Điều 22 Luật Cư trú 2020)    Thủ tục đăng ký tạm trú:  - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.  - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.  - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.  - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020)    Thủ tục thông báo lưu trú:  - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.  - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.  - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.  - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.  - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. (Theo Điều 30 Luật Cư trú 2020) Nơi đăng ký  Nơi đăng ký thường trú gồm:  - Công an xã, phường, thị trấn;  - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 1 Điều 22 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020)  Nơi đăng ký tạm trú gồm:  - Công an xã, phường, thị trấn; - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 2 Điều 28 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020)  Nơi thông báo lưu trú:  - Công an xã, phường, thị trấn; - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 1 Điều 30 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020) Thời hạn đăng ký  Thời hạn đăng ký thường trú:  Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020)    Thời hạn đăng ký tạm trú:  Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. (Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020)    Thời hạn thông báo lưu trú:  Trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. (Theo Khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2020)    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Việc phân biệt tội “giết người” với tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” trong nhiều trường hợp rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn. Vậy hai tội danh trên có những điểm điểm gì cần lưu ý để dễ phân biệt?  Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Tiêu chí Tội giết người (Điều 123) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134) Khách thể của tội phạm Xâm phạm quyền nhân thân - quyền sống của người khác Xâm phạm quyền nhân thân - quyền được tôn trọng, bảo hộ về sức khỏe của con người Hành vi nguy hiểm cho xã hội Tước đoạt một cách trái pháp luật tính mạng người khác bằng hình thức hành động hoặc không hành động. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội Làm cho nạn nhân chết. Trường hợp nếu nạn nhân chưa chết thì tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Làm cho nạn nhân thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của họ.   Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự Có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác. Có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dước 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc hay tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Chủ thể của tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Mục đích phạm tội Nhằm tước đoạt tính mạng của người khác. Nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trường hợp có hậu quả chết người nằm ngoài ý muốn của người phạm tội. Hình thức lỗi Cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Cố ý trực tiếp. Chuẩn bị phạm tội Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Lưu ý Trường hợp mặc dù nạn nhân chưa chết nhưng người phạm tội dùng dao to, sắc, nhọn, chém hoặc đâm vào những chỗ hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân như đầu, ngực, bụng hoặc dùng gậy to, nặng, sắc cạnh vụt mạnh vào đầu... vẫn định tội danh là Tội giết người. Thương tích dẫn đến chết người trước hết là thương tích nặng làm cho nạn nhân chết vì thương tích nặng này, có nghĩa là giữa thương tích và cái chết của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân - quả với nhau. Ví dụ: Đâm vào hông nạn nhân làm nạn nhân bị đứt tĩnh mạch hông và do bị mất nhiều máu nên nạn nhân bị chết. Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trường hợp gây thương tích không phải là thương tích nặng, nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu, có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho nạn nhân bị chết sớm hơn, nếu không bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Khi công nghệ ngày càng trở nên hiện đại, kéo theo đó là sự phát triển sống động không ngừng của không gian mạng - những trò chơi qua mạng (hay gọi là games) ra đời. Có những trò chơi vô cùng nổi tiếng (Liên Minh Huyền Thoại, Liên quân,...) nhận được nhiều lượt truy cập từ các cá nhân, bởi thế, vấn nạn “copy” những tựa game nổi tiếng trở nên phổ biến. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các tác phẩm được bảo hộ quyền? Games có phải là tác phẩm được bảo hộ quyền hay không? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.    Quyền tác giả phát sinh khi:    - Tác phẩm tạo ra có tính sáng tạo.    - Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như: truyện, thơ, tác phẩm điện ảnh,... không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.    Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:    - Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả.    - Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào;    - Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;    - Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.    Tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 các loại hình tác phẩm được bảo hộ bản quyền như sau: “ Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. 3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. 4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”    Tác phẩm được bảo hộ theo quy định phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Game có phải là tác phẩm được bảo hộ quyền hay không?    Chương trình máy tính là một chuỗi các lệnh, nó là một tập hợp các hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình. Games (Trò chơi video) là một trong những chương trình máy tính.    Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính - games - là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666