Vạch mắt võng là loại vạch kẻ đường quen thuộc tại nhiều nút giao thông ở đô thị, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của loại vạch này. Việc dừng xe ô tô trên vạch mắt võng có thể dẫn đến vi phạm pháp luật giao thông và bị xử phạt. Vậy theo quy định mới tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi này bị xử phạt như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật Phương Bình tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Dừng xe ô tô trên vạch mắt võng bị phạt bao nhiêu khi tham gia giao thông đường bộ?
Theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thì vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Và, căn cứ điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm n, điểm o khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i, điểm k khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7; điểm b, điểm d khoản 9; điểm a khoản 10; điểm đ khoản 11 Điều này;
b) Khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
c) Không báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” theo quy định trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật (hoặc bất khả kháng khác) buộc phải đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 7 Điều này;
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này;
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm n, điểm o, điểm p, khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4; điểm c, điểm d, điểm e, điểm h, điểm n, điểm o, điểm q khoản 5; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này.
Theo đó, hành vi dừng xe ô tô trên vạch mắt võng có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài ra, trong trường hợp hành vi dừng xe ô tô trên vạch mắt võng gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng.
2. Vạch mắt võng được đặt ở vị trí nào?
Theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định vị tí đặt vạch mắt võng như sau:
- Sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp:
+ Nút giao xử lý điểm đen tai nạn giao thông,
+ Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông,
+ Nút giao với Đường sắt,
+ Cổng trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm hành chính.
Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường không cho phép dừng xe. Tùy theo mặt bằng nút giao rộng, hẹp để bố trí vạch 4.4 như dưới đây để đảm bảo cân đối, mỹ quan.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Phương Bình. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ: 0927.625.666 để được Luật sư tư vấn.