Tất cả sản phẩm

   Trên thực tế, nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi lưu trú là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của công dân cũng như trong nhiều văn bản pháp luật. Các thuật ngữ này dễ bị nhầm lẫn với nhau dẫn đến việc áp dụng sai quy định pháp luật. Vậy cư trú, thường trú, lưu trú, tạm trú được phân biệt như thế nào?  Công ty Luật VietLawyer  xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.   Cư trú Thường trú Tạm trú Lưu trú Khái niệm   Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). - Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. (Theo Khoản 2 Điều 2 và Khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú 2020)     Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. (Theo Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020)     Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. (Theo Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020)     Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. (Theo Khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020)   Điều kiện đăng ký  Điều kiện đăng ký thường trú:  (1) Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.  (2) Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:  - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;  - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;  - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.  (3) Trừ trường hợp quy định tại (2), công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:  - Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;  - Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.  (4) Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:  - Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;  - Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;  - Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;  - Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.  (5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.  (6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:  - Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;  - Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;  - Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.  (7) Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.  (8) Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. (Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020)   Điều kiện đăng ký tạm trú:  - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.  - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần  - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. (Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020)     Thông báo lưu trú:   Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. (Theo Khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020)   Thủ tục đăng ký  Thủ tục đăng ký thường trú:  - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.  - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.  - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.  - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Điều 22 Luật Cư trú 2020)    Thủ tục đăng ký tạm trú:  - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.  - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.  - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.  - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020)    Thủ tục thông báo lưu trú:  - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.  - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.  - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.  - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.  - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. (Theo Điều 30 Luật Cư trú 2020) Nơi đăng ký  Nơi đăng ký thường trú gồm:  - Công an xã, phường, thị trấn;  - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 1 Điều 22 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020)  Nơi đăng ký tạm trú gồm:  - Công an xã, phường, thị trấn; - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 2 Điều 28 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020)  Nơi thông báo lưu trú:  - Công an xã, phường, thị trấn; - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 1 Điều 30 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020) Thời hạn đăng ký  Thời hạn đăng ký thường trú:  Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020)    Thời hạn đăng ký tạm trú:  Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. (Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020)    Thời hạn thông báo lưu trú:  Trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. (Theo Khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2020)    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Việc phân biệt tội “giết người” với tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” trong nhiều trường hợp rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn. Vậy hai tội danh trên có những điểm điểm gì cần lưu ý để dễ phân biệt?  Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Tiêu chí Tội giết người (Điều 123) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134) Khách thể của tội phạm Xâm phạm quyền nhân thân - quyền sống của người khác Xâm phạm quyền nhân thân - quyền được tôn trọng, bảo hộ về sức khỏe của con người Hành vi nguy hiểm cho xã hội Tước đoạt một cách trái pháp luật tính mạng người khác bằng hình thức hành động hoặc không hành động. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội Làm cho nạn nhân chết. Trường hợp nếu nạn nhân chưa chết thì tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Làm cho nạn nhân thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của họ.   Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự Có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác. Có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dước 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc hay tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Chủ thể của tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Mục đích phạm tội Nhằm tước đoạt tính mạng của người khác. Nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trường hợp có hậu quả chết người nằm ngoài ý muốn của người phạm tội. Hình thức lỗi Cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Cố ý trực tiếp. Chuẩn bị phạm tội Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Lưu ý Trường hợp mặc dù nạn nhân chưa chết nhưng người phạm tội dùng dao to, sắc, nhọn, chém hoặc đâm vào những chỗ hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân như đầu, ngực, bụng hoặc dùng gậy to, nặng, sắc cạnh vụt mạnh vào đầu... vẫn định tội danh là Tội giết người. Thương tích dẫn đến chết người trước hết là thương tích nặng làm cho nạn nhân chết vì thương tích nặng này, có nghĩa là giữa thương tích và cái chết của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân - quả với nhau. Ví dụ: Đâm vào hông nạn nhân làm nạn nhân bị đứt tĩnh mạch hông và do bị mất nhiều máu nên nạn nhân bị chết. Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trường hợp gây thương tích không phải là thương tích nặng, nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu, có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho nạn nhân bị chết sớm hơn, nếu không bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Khi công nghệ ngày càng trở nên hiện đại, kéo theo đó là sự phát triển sống động không ngừng của không gian mạng - những trò chơi qua mạng (hay gọi là games) ra đời. Có những trò chơi vô cùng nổi tiếng (Liên Minh Huyền Thoại, Liên quân,...) nhận được nhiều lượt truy cập từ các cá nhân, bởi thế, vấn nạn “copy” những tựa game nổi tiếng trở nên phổ biến. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các tác phẩm được bảo hộ quyền? Games có phải là tác phẩm được bảo hộ quyền hay không? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Điều kiện được bảo hộ quyền tác giả    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.    Quyền tác giả phát sinh khi:    - Tác phẩm tạo ra có tính sáng tạo.    - Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như: truyện, thơ, tác phẩm điện ảnh,... không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.    Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:    - Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả.    - Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào;    - Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;    - Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.    Tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 các loại hình tác phẩm được bảo hộ bản quyền như sau: “ Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. 3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. 4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”    Tác phẩm được bảo hộ theo quy định phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Game có phải là tác phẩm được bảo hộ quyền hay không?    Chương trình máy tính là một chuỗi các lệnh, nó là một tập hợp các hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình. Games (Trò chơi video) là một trong những chương trình máy tính.    Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính - games - là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Ngày 30/12/2024, Bộ giáo dục và đào tạo có ra Thông tư về quy định đặt ra đối với việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Trong đó có nội dung về việc yêu cầu đăng kí kinh doanh đối với việc tổ chức dạy thêm ngoài trường học. Vậy trong bài viết này Vietlawyer xin chia sẻ về nội dung này như sau:  1. Dạy thêm ngoài trường học là gì? Dạy thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm không do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở tổ chức thực hiện.  2. Dạy thêm ngoài trường học phải đăng kí kinh doanh?  Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành vào ngày 30/12/2024 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 14/02/2025 về việc tổ chức dạy thêm ngoài trường học như sau:  Điều 6: Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường 1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau: a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật; b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này). Theo đó, việc tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh bắt buộc phải thực hiện việc đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn phải thực hiện việc công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở.  2. Trường hợp nào không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2024/TT - BGDĐT, có 3 trường hợp không được day thêm, tổ chức dạy thêm cụ thể: Thứ nhất, không tổ chức dạy thêm với học sinh tiểu học trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Tức, không được tổ chức dạy thêm đối với các môn học chính khóa được giảng dạy theo chương trình giáo dục tiểu học trừ những môn nêu trên (ví dụ: môn Toán, Văn là không được tổ chức dạy thêm) Thứ hai, giáo viên không được dạy thêm ngoài trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công giảng dạy theo kế hoạch giáo dục tại các trường học. Ví dụ: giáo viên được phân công giảng dạy học sinh của lớp 7A1 tại trường Trung học cơ sở Đoàn Lập thì sẽ không được tổ chức dạy thêm có thu tiền với chính những học sinh trong lớp 7A1 này ngoài trường học Thứ ba, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia "quản lí, điều hành" việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia "dạy thêm" ngoài nhà trường.  Điều 4: Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm 1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. 2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. 3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. 
      Ngày nay, khi phương tiện điện tử ngày càng phát triển việc mọi người dần chuyển qua việc trao đổi công việc và thông tin hàng ngày trên các ứng dụng tin nhắn càng trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng. Từ đó, kèm theo những tranh chấp có thể xảy ra trong những quá trình này. Vậy câu hỏi đặt ra là ảnh chụp màn hình tin nhắn có được coi là chứng cứ sử dụng trong giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án không? Trong bài viết này, Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về nội dung này như sau:          Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Vậy để được coi là chứng cứ hợp pháp thì cần đáp ứng 3 điều kiện sau: (1) có thật; (2) khách quan; (3) được thu thập theo trình tự pháp luật quy định.          Căn cứ Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:  Điều 94. Nguồn chứng cứ Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: 1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. …. Như vậy, các chứng cứ có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập trong quá trình tố tụng thuộc các nguồn trên thì được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự. Bên cạnh đó, theo Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005, ảnh chụp màn hình được xem là một dạng dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, để được xem là chứng cứ hợp pháp thì tài liệu này phải được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm. Do đó, ảnh chụp màn hình tin nhắn sẽ được coi là chứng cứ hợp pháp trong vụ việc dân sự nếu đáp ứng được 3 điều kiện: (1) tin nhắn trong ảnh chụp màn hình là đúng sự thật; (2) khách quan; (3) người giao nộp xuất trình được văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến những tin nhắn trong hình chụp.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. 
"Xe máy tham gia giao thông mà quên mang bảo hiểm xe máy thì bị phạt bao nhiêu?" - Không phải ai cũng am hiểu, rõ ràng từng quy định liên quan đến xử phạt vi phạm an toàn giao thông. Dưới đây, VietLawyer xin chia sẻ quy định về xử phạt đối với hành vi tham gia giao thông không mang bảo hiểm xe máy. 1. Khi điều khiển phương tiện cần mang theo các giấy tờ: Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe. - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55  Luật Giao thông đường bộ 2008. - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy, khi tham gia giao thông thì người lái xe phải mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 2. Xử phạt hành vi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Điều 23. Phạt tiền – Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) 1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này: a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa; b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính. 3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này. 4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị M (Hà Nội) có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2021 nhưng dạo gần đây chúng tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn và đã không còn ở chung với nhau nữa. Tôi muốn ly hôn nhưng tôi có phát hiện Giấy đăng ký kết hôn của tôi bị mất và Toà nói nếu không có Giấy đăng ký kết hôn thì không giải quyết cho tôi. Trong trường hợp này thì thủ tục cấp lại Giấy đăng ký kết hôn thực hiện như thế nào vậy? Tôi xin cảm ơn Luật sư." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”. Như vậy, để giải quyết việc ly hôn trước tiên bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã, (có thể là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi bạn đang cư trú hiện nay) để nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục này được quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai theo mẫu quy định; - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại khoản 2 điều 18 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. - Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại khoản 2 điều này. - Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 1/1 của năm đăng ký kết hôn trước đây. Sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn gửi lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc ly hôn với chồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua vào ngày 18/1 đã trở thành luật quan trọng, bởi đây là nền tảng pháp lý để tạo dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Đầu tiên, Luật Đất đai 2024 cho phép mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất và các quy định về tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp. Thứ hai, Luật Đất đai 2024 quy định 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và quy định riêng trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định tại điều trước đó thì Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung thêm các trường hợp thu hồi đất. Thứ ba, Luật Đất đai 2024 đã bỏ khung giá đất và quy định bảng giá đất, theo đó bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026 và được điều chỉnh từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc này sẽ giúp cho bảng giá đất tiệm cận giá đất thị trường, nhưng quy định này cũng sẽ làm gia tăng áp lực công việc cho các địa phương. Thứ tư, Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm Chương VIII về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, trước đó nội dung này không có trong Luật Đất đai 2013. Thứ năm, để đồng bộ với quy định phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, Luật Đất đai 2024 cũng quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất sạch do Nhà nước tạo lập hoặc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, cũng như đất chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ sáu, Luật Đất đai 2024 quy định khá thoáng về việc sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với hầu hết dự án phát triển kinh tế - xã hội, gồm cả dự án nhà ở xã hội, chỉ trừ một số hạn chế đối với dự án nhà ở thương mại. Theo đó, dự án nhà ở thương mại chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và người có đất ở đề xuất làm dự án nhà ở thương mại thì phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Thứ bảy, Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất có quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất, gồm trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Thứ tám, Luật Đất đai 2024 được cho phép áp dụng ngay một số quy định mà không cần chờ đến ngày có hiệu lực 1/1/2025. Có thể kể đến như quy định về định giá đất hoặc các quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án lấn biển nhằm tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, nhất là việc cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành Nghị định quy định về giá đất. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị K (Nghệ An) có đặt câu hỏi cho Vietlawyer như sau: "Xin chào luật sư. Hiện tại gia đình tôi đang muốn chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp sang đất ở thì gia đình chúng tôi phải nộp những khoản tiền nào ạ? Mong được luật sư giải đáp. Tôi cảm ơn." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 1. Đất phi nông nghiệp là gì? Đất phi nông nghiệp là một danh mục đất rộng lớn, không phục vụ mục đích nông nghiệp mà thay vào đó được dành cho nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, đất này bao gồm nhiều loại, từ đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đến đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đến đất ở đô thị và nhiều loại đất khác, mà tất cả đều không dành cho mục đích làm nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp, một nhóm đất có mục đích sử dụng đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quản lý đất đai theo Luật Đất đai 2013. Theo khoản 2 Điều 10 của luật này, đất phi nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất khác nhau, mỗi loại đều phục vụ cho mục đích cụ thể và đóng góp vào sự phát triển đa chiều của xã hội. Đất ở là một phần quan trọng của nhóm đất này, với đất ở tại nông thôn và đô thị, còn được gọi là đất thổ cư, đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng những không gian sống và làm việc cho cộng đồng. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất dành cho quốc phòng, an ninh đóng góp vào cơ sở hạ tầng và an ninh quốc gia. Ngoài ra, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm đất khu công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và sản xuất. Đất sử dụng cho mục đích công cộng như đất giao thông, thủy lợi, và đất có di tích lịch sử – văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cộng đồng. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng cũng có đất riêng để phục vụ nhu cầu tôn giáo của cộng đồng, trong khi đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng giữ gìn và tôn vinh ký ức của người đã khuất. Với sự đa dạng này, nhóm đất phi nông nghiệp không chỉ phản ánh sự phức tạp của đời sống xã hội mà còn chứa đựng những cơ hội lớn cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của đất đai trong cộng đồng. 2. Các loại phí phải nộp khi chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở  Chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở là quá trình thay đổi mục đích sử dụng của một khu vực đất từ mục đích ban đầu không phải là nông nghiệp sang mục đích làm đất ở. Điều này có thể xảy ra khi một khu vực đất, ban đầu được xác định cho các mục đích khác như công nghiệp, dịch vụ, hoặc khác, sau đó được quyết định chuyển đổi để phát triển dự án nhà ở, khu đô thị, hoặc các mục đích dân cư khác. Phí chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở bao gồm: Tiền sử dụng đất Tiền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, đặc biệt là khi xem xét hai trường hợp cụ thể theo quy định của Nghị định 45/2014/NĐ-CP. Trong Trường hợp 1, khi chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP rõ ràng chỉ đạo về việc không công nhận đất này là đất ở thuộc khu dân cư. Trong trường hợp này, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp. Điều này áp dụng khi đất vườn, ao được chuyển sang làm đất ở và người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền. Trong Trường hợp 2, khi chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở, quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP chỉ đạo về việc tính tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp. Trong trường hợp này, tiền sử dụng đất phải nộp là mức chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng cộng, cả hai trường hợp trên đều thể hiện rằng việc nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở được quy định chặt chẽ và minh bạch, đồng thời giúp đảm bảo công bằng trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận – Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới. – Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp. Lệ phí trước bạ – Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí. – Cách tính lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5% Phí thẩm định hồ sơ Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên: – Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này. – Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Hoa (Bắc Kạn) có đặt câu hỏi về cho Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng tôi đã kết hôn với nhau được 8 năm và có 2 đứa con. Do bất đồng quan điểm sống và chồng tôi thường xuyên say xỉn rồi về đánh tôi nên tôi không thế tiếp tục cuộc sống này được nữa. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý và xé giấy kết hôn. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? Tôi cảm ơn." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 1. Quy định về giấy đăng ký kết hôn như thế nào? Theo Khoản 7, Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận kết hôn nhau sau: “Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này” Theo đó Giấy đăng ký kết hôn hay Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là một giấy tờ thể hiện việc kết hôn giữa nam và nữ khi đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật và được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân này. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ sẽ phát sinh cùng với đó là các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng. 2. Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau: – Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); – Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực); – Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực); – Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực); – Đơn ly hôn (Tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình). Theo như quy định để thì để ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ có Giấy chứng nhân đăng ký kết hôn nhưng nếu bạn bị mất Giấy đăng ký kết hôn bản chính, bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi trước đây đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Mai (Nghệ An) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và người yêu tôi ở chung với nhau được 2 năm và có 1 đứa con. Hiện nay 2 chúng tôi có xảy ra mâu thuẫn cá nhân và quyết định không ở chung với nhau nữa. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Ai được quyền nuôi con trong trường hợp này? Tôi cảm ơn." Tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn luôn là tình huống pháp lý phức tạp và có thể gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan. Vậy trong trường hợp khi hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con chung thì việc nuôi con khi hai bên chia tay sẽ thuộc về bên nào? Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập. 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận. 1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ: – Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên; – Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện. Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trên thực tế, ngày nay có rất nhiều trường hợp vợ chồng sau khi ly hôn đã quyết định tái hôn. Vậy, Thủ tục tái hôn năm 2024 theo quy định của pháp luật hiện hành là gì? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Tái hôn là gì? Tái hôn là một khái niệm chỉ sự tái thiết quan hệ hôn nhân giữa một cặp vợ chồng sau khi đã hoàn tất quá trình ly hôn. Mặc dù không có một quy định chính thức trong pháp luật về tái hôn, nhưng thuật ngữ này đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày và được sử dụng bởi người dân. Tái hôn có thể mang đến cơ hội thứ hai cho cặp vợ chồng để sửa chữa và cải thiện mối quan hệ của họ. Điều quan trọng là cả hai bên phải thật lòng muốn thay đổi và làm việc cùng nhau để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. 2. Điều kiện để được tái hôn Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: " Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn". Như quy định đã nêu trên, khi tái hôn vợ chồng cần phải đăng ký kết hôn, vậy để có thể tái hôn, hai bên cũng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để kết hôn. Cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: "Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này." Tại điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có đề cập đến các trường hợp cấm kết hôn tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 luật này. Vậy các trường hợp bị cấm đó là: "2. Cấm các hành vi sau đây a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ." Cả hai bên cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đưa ra. Việc tái hôn phải dựa trên sự tự nguyện của hai bên, không phải do sự tác động hay cưỡng ép. Đồng thời khi tái hôn cần xác định rõ ràng cả hai phía vợ cũ hoặc chồng cũ có đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp nào không. Nếu một bên đang trong một quan hệ hôn nhân hợp pháp thì không thể tái hôn.  3. Thủ tục tái hôn theo quy định của pháp luật Khi hai người sau khi chấm dứt hôn nhân, muốn tái hôn quay lại chung sống cùng nhau thì cần xác lập lại quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật. Thủ tục tái hôn sẽ được tiến hành theo các quy định sau: - Hồ sơ đăng ký kết hôn (tái hôn) Tái hôn là hai người đã từng đăng ký hôn rồi ly hôn, và sau đó muốn quay lại xác lập quan hệ hôn nhân một lần nữa, nên theo quy định tại Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn (theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP) Giấy tờ cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh, sổ hộ khẩu gia đình. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của địa phương, ghi rõ trước đây đã ly hôn, nay xin giấy xác nhận độc thân để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người khác.  Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án. Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng làm chủ hành vi của mình trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. (Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, hai bên phải cùng có mặt tại Ủy ban Nhân dân để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi có đủ hồ sơ như quy định, hai bên có đủ điều kiện đăng ký kết hôn, việc kết hôn sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch cùng chữ ký của hai bên. Ủy ban Nhân dân sẽ gửi Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên và mỗi bên giữa một bản. Trường hợp cần phải xác minh lại điều kiện kết hôn của hai người thì thời hạn giải quyết không có 05 ngày.  - Địa điểm nộp hồ sơ Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, năm nữ khi muốn tái hôn sẽ đến các cơ quan sau để thực hiện việc đăng ký kết hôn: "Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ thực hiện đăng ký kết hôn." Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014: "Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trí ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt nam hoặc với người nước ngoài." - Thời gian giải quyết Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ làm đăng ký kết hôn hợp lệ, cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và cùng hai bên nam, nưc ký tên vào Sổ hộ tịch. Đồng thời, hai người này cùng ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn. Ngay khi hoàn thành xong những công việc  nà, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần xác minh thêm về điều kiện kết hôn thì thời hạn cấp giấy đăng ký kết hôn có thể kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.  - Lệ phí  Lệ phí đăng ký kết hôn tại Ủy ban xã không quá 30.000 đồng. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn.  Đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (kết hôn có yếu tố nước ngoài), theo quy định tại Phụ biểu ban hành kèm theo Nghị quyết 53/2017/NQ-HĐND quy định lệ phí đăng ký kết hôn là 1.500.000 đồng.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666